Nguyên tắc in, quản lý seri trong quá trình in tiền

Xin chào Ban Tư vấn pháp luật. Tôi tên là Nguyễn Đại Hùng, hiện tại đang công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang có thắc mắc liên quan đến việc in, quản lý seri trong quá trình in tiền cần được giải đáp. Xin cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc in, quản lý seri trong quá trình in tiền phải được thực hiện dữa trên các nguyên tắc nào?

Theo quy định pháp luật hiện hành thì Seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên với số lượng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước được in trên mỗi tờ tiền, mỗi tờ tiền có một seri riêng. Trong đó vầ seri được ghép bởi 2 trong số 26 chữ (gồm: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z).

Việc in, quản lý seri trong quá trình in tiền phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc được pháp luật quy định.

Theo đó, theo quy định tại Điều 4 Quyết định 28/2007/QĐ-NHNN thì việc in, quản lý seri trong quá trình in tiền được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

Việc in seri trong quá trình in tiền được thực hiện theo nguyên tắc:

- Đối với các loại tiền Ngân hàng Nhà nước công bố phát hành từ trước năm 2003, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 07 chữ số in từ 0000001 trở đi.

- Đối với các loại tiền Ngân hàng Nhà nước công bố phát hành từ năm 2003 trở đi, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 08 chữ số, trong đó hai chữ số liền kề với vần seri là hai chữ số cuối của năm sản xuất tờ tiền đó, 06 chữ số tiếp theo là dãy số tự nhiên in từ 000001 trở đi.

Quản lý seri trong quá trình in tiền của nhà máy in tiền

- Nhà máy in tiền thực hiện việc đóng bó, đóng gói, đóng bao theo Quy trình công nghệ của nhà máy và mở sổ ghi chép seri của từng loại tiền; bảo đảm ghi chính xác, đầy đủ các yếu tố: vần seri đã sử dụng (kể cả vần phụ), loại tiền, năm sản xuất, ký hiệu của bao, gói, bó tiền. Trường hợp in hỏng (phát hiện sau công đoạn in seri) phải sử dụng tờ tiền có vần phụ thay thế, nhà máy in tiền phải tổ chức ghi chép theo đúng quy trình công nghệ in tiền của nhà máy.

- Tài liệu về vần seri, sổ ghi chép seri được lưu giữ tại nhà máy in tiền theo quy trình công nghệ in tiền của nhà máy.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Tiền Việt Nam
Hỏi đáp mới nhất về Tiền Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Số seri trên tiền Việt Nam có mấy số? Tổ chức thực hiện sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam phải tuân theo nguyên tắc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc in seri tiền mới từ ngày 14/5/2024 được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đổi tiền lẻ trong ngân hàng có mất phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 87/2023/NĐ-CP về phòng chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền rách nát hư hỏng không đủ tiêu chuẩn lưu thông có được ngân hàng thu đổi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào kiểm tra nghiệp vụ in đúc tiền, tiêu hủy tiền? Tiền in đúc hỏng bị tiêu hủy có thể sử dụng lại được không?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia trước ngày 01/01/2011 được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý kết quả kiểm tra nhà máy in tiền quốc gia như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc thanh tra nhà máy in tiền quốc gia được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên nhà máy in tiền quốc gia là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiền Việt Nam
Thư Viện Pháp Luật
248 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiền Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào