Trách nhiệm thực hiện luân chuyển công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trách nhiệm thực hiện luân chuyển công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 27 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3268/QĐ-BGDĐT năm 2018 như sau:
1. Công chức lãnh đạo, quản lý phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định luân chuyển, cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Trách nhiệm của đơn vị nơi công chức được luân chuyển đến
a) Bố trí công việc phù hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ để công chức được luân chuyển đến hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Đánh giá, phân loại công chức hằng năm đối với công chức được luân chuyển đến tại đơn vị mình theo quy định của Pháp luật và của Bộ; gửi 01 bản đánh giá, phân loại công chức, viên chức hằng năm về đơn vị có thẩm quyền lưu hồ sơ công chức để lưu theo quy định, 01 bản về đơn vị có công chức được luân chuyển và lưu 01 bản tại đơn vị để theo dõi, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển.
c) Có chế độ, chính sách hỗ trợ, khen thưởng công chức trong thời gian biệt phái tại đơn vị theo quy định của Pháp luật và của đơn vị.
d) Khi kết thời hạn biệt phái, người đứng đầu đơn vị và cấp ủy cùng cấp nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công chức trong thời gian luân chuyển và đề nghị Vụ TCCB báo cáo Bộ trưởng quyết định tiếp nhận công chức trở lại đơn vị cũ công tác.
3. Trách nhiệm của đơn vị nơi có công chức được luân chuyển
a) Tạm tính công chức luân chuyển trong biên chế của đơn vị cho đến khi có quyết định bố trí công chức đối với công chức sau luân chuyển.
b) Phối hợp với cơ quan, đơn vị nơi công chức luân chuyển đến theo dõi quá trình công tác của công chức trong thời gian luân chuyển.
c) Người đứng đầu các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo việc phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ GDĐT về công tác luân chuyển; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đơn vị trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch luân chuyển; làm tốt công tác tư tưởng cho công chức luân chuyển và tạo điều kiện để công chức luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ được giao.
d) Định kỳ hàng năm, trước ngày 31/12, Người đứng đầu đơn vị thuộc và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có trách nhiệm báo cáo kết quả triển khai công tác luân chuyển của năm, đồng thời xây dựng kế hoạch luân chuyển của năm tiếp theo báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
4. Trách nhiệm của Vụ TCCB
a) Thực hiện các nhiệm vụ được giao quy định tại Điều 25 và Điều 26 Quy chế này.
b) Phối hợp với cơ quan, đơn vị nơi công chức lãnh đạo cấp vụ luân chuyển đi và luân chuyển đến theo dõi quá trình công tác của công chức trong thời gian luân chuyển.
c) Giúp Bộ trưởng, Ban cán sự đảng có nhận xét, đánh giá và kết luận về kết quả luân chuyển đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định luân chuyển của Bộ trưởng, Ban cán sự đảng.
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về công tác luân chuyển.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm thực hiện luân chuyển công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3268/QĐ-BGDĐT năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?