Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng từ ngày 15/12/2018
Tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động, có hiệu lực vào ngày 15/12/2018, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng như sau:
“Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”
Như vậy, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng. So với quy định trước thì tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động là tiền lương trong tháng liền kề chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng.
Trên đây là nội dung quy định về Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng từ ngày 15/12/2018.
Trân trọng!

Hồ Văn Ngọc
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?