Trước khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có phải đặt cọc không?
Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về biện pháp thực hiện nghĩa vụ đặt cọc như sau:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Và tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 có quy định về điều kiện để được thược hiện chuyện nhượng quyền sử dụng đất như sau:
- Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, theo quy định trên thì mục đích cuối cùng của việc đặt cọc cũng là để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng mà các bên có mong muốn thực hiện. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện theo luật định, pháp luật không bắt buộc trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bên nhận chuyển nhượng phải thực hiện việc đặt cọc cho bên chuyển nhương. Nhưng để đảm bảo việc thực hiện chuyển nhượng theo đúng mong muốn của hai bên và tránh những tranh chấp có thể phát sinh thì bên nhận chuyển nhượng nên đặt cọc cho bên chuyển nhượng.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?