Có được sử dụng 2 thẻ BHYT cùng lúc không?

Hiện nay, tôi đang có 2 thẻ BHYT, công ty tôi đang làm việc đóng cho tôi, 1 là tôi nhận được từ việc hiến tạng trước đó cho một em bé. Mấy năm gần đây, tôi bị bệnh tim nên đi khám thường xuyên tại bệnh viện quận. Tôi sử dụng 2 thẻ BHYT lúc này lúc khác thì nhân viên bệnh viện có góp ý với tôi là tôi không được phép sử dụng như vậy. Vậy xin hỏi trường hợp của tôi có được dùng cùng lúc 2 thẻ BHYT không? Chân thành cảm ơn Ban biên tập!

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Như vậy, một người không thể dùng cùng lúc 02 thẻ BHYT.

Đối với trường hợp này sẽ xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 như sau:

Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

Trường hợp của Anh/Chị theo Điều 12 Luật BHYT 2008, được sửa đổi bởi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì Anh/Chị thuộc:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

...

và nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật; 

Đồng thời theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật BHYT 2008, được sửa đổi bởi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì:

Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. 

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, Anh/Chị phải đóng bảo hiểm y tế tại công ty đang làm việc bởi đây là trường hợp có thứ tự phải đóng bảo hiểm y tế đầu tiên, Anh/Chị không được sử dụng cùng lúc 02 thẻ bảo hiểm y tế. Nhưng nếu mức hưởng bảo hiểm y tế tại công ty đang làm việc thấp hơn mức hưởng bảo hiểm y tế của người đã hiến bộ phận cơ thể thì Anh/Chị được hưởng theo mức của người đã hiến bộ phận cơ thể.

Trên đây là nội dung quy định về việc sử dụng 02 thẻ BHYT. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Anh/Chị nên tham khảo thêm tại Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.

Trân trọng!

Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TC áp dụng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người thuộc hộ gia đình nghèo có ký hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm bao nhiêu ký tự? Mã số thẻ bảo hiểm y tế mang ý nghĩa gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấp mới thẻ bảo hiểm y tế tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc mang theo thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách gia hạn thẻ bảo hiểm y tế online trên Cổng dịch vụ công quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng khám bệnh bảo hiểm y tế gồm những nội dung chủ yếu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cấp thẻ BHYT đối với người đang hưởng BHXH hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin nhân thân theo CCCD?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc hộ khẩu ở đâu thì mua thẻ bảo hiểm y tế ở đó?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa của mã số bảo hiểm y tế quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẻ bảo hiểm y tế
Thư Viện Pháp Luật
1,374 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẻ bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào