Giao kết từ 2 HĐLĐ trở lên thì đóng BHYT như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định tại của pháp luật hiện hành.
Trong đó, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương thuộc một trong các trường hợp phải tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trường hợp người lao động giao kết từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị sử dụng lao động khác nhau thì tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế (đã được trích dẫn trên đây) mà giam kết thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Mức đóng bảo hiểm y tế:
Theo quy định hiện hành thì mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó:
- Người sử dụng lao động đóng 3%;
- Người lao động đóng 1,5%.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?