Có được trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:
- Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;
- Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;
- Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
Điều kiện bồi dưỡng, mức bồi dưỡng đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại hiện nay vẫn được áp dụng và thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 12 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động thực hiện hành vi trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Ngoài ra, Tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH cũng có quy định nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật là không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
Do đó, người sử dụng lao động không được trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động có hành vi trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo một trong các mức sau đây:
- Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Mức phạt cụ thể đối với người sử dụng lao động là cá nhân, người sử dụng lao động là tổ chức thực hiện theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?