Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp

Tôi muốn thành lập doanh nghiệp nên cũng có tham khảo qua các bài hướng dẫn trên trang nhưng khi tìm hiểu đến thủ tục xây dựng thang, bảng lương thì tôi vẫn còn lờ mờ chưa nắm rõ. Ban biên tập có thể hướng dẫn giúp tôi thủ tục này được không? Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Nguyễn Văn Quy (090***)

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP thì kể từ ngày 01/11/2018, đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì:

Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề): phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng

VD1: Công ty A thuộc vùng 1, mức lương tối thiểu vùng 1 năm 2018 là: 3.980.000 đồng/tháng. Nhân viên (có bằng đại học) thì mức lương tối thiểu của nhân viên này là: 3.980.000 + (3.980.000 X 7%) = 4.258.600 đồng/tháng

- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường

- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường

VD2: Tương tự như VD1 nhưng nhân viên này làm việc độc hại, thì mức lương tối thiểu sẽ là: 4.258.600 + (4.258.600 X 5%) = 4.471.530 đồng/tháng

- Nếu làm việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì mức lương tối thiểu: 4.258.600 + (4.258.600 x 7%) = 4.556.702 đồng/tháng

Lưu ý: Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

VD3: Bậc 1 là 6.000.000 thì bậc 2 = 6.000.000 + (6.000.000 x 5%) = 6.300.000 đồng/tháng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2017/NĐ-CP, cụ thể:

- Mức 3.980.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3.530.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3.090.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 2.760.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Về địa bàn áp dụng được ban hành kèm theo Phụ lục của Nghị định này.

Hồ sơ đăng ký thang, bảng lương gồm những giấy tờ sau:

1. Công văn gửi Phòng Lao động thương binh và xã hội

2. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương

3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

4. Bảng hệ thống thang, bảng lương

5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh

6. Khai trình sử dụng lao động lần đầu hoặc định kỳ (nếu chưa nộp trước đó)

7. Quy chế lương, thưởng, bảng phụ cấp (xây dựng để phục vụ cho công việc quyết toán thuế TNCN và đóng BHXH)

8. Ý kiến tham gia của BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH lâm thời hoặc văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu (nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở)

Hồ sơ in thành 02 bộ, đóng quyển hồ sơ tất cả các tài liệu theo hướng dẫn và thứ tự như trên (không đóng công văn vào trong quyển hồ sơ), và đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Lao động thương binh xã hội quận/huyện.

Ngoài ra, Anh/Chị có thể tham khảo thêm thủ tục gửi thang, bảng lương được quy định tại Quyết định 1858/QĐ-LĐTBXH năm 2015, cụ thể:

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện (Phòng Lao động thương binh và xã hội)

+ Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

- Phí, lệ phí: Không có

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

- Yêu cầu, điều kiện: Không trái với các nguyên tắc do pháp luật quy định.

- Căn cứ pháp lý: Bộ luật Lao động 2012.

Trên đây là nội dung hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại các văn bản pháp luật có liên quan.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản thoả thuận góp vốn kinh doanh mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào doanh nghiệp bị thanh tra thuế? Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp FDI nhập khẩu hàng hóa để xuất khẩu thì nhập mã loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thị trường tự do là gì? Kinh tế thị trường tự do là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu S23-DNN sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ và vừa 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế có bắt buộc phải mở tài khoản kế toán hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động có bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được kiểm tra trực tiếp có phải Ký Biên bản kiểm tra hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thuế là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
161 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào