Sáng chế đã công bố không bị coi là mất tính mới khi nào?

Pháp luật quy định sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ hoặc công bố công khai. Vậy trong trường hợp một sáng chế đã bị công bố rồi thì có còn được xem là có tính mới hay không? Cụ thể là có trường hợp nào thì sáng chế đã công bố nhưng không bị coi là mất tính mới khi đăng ký bảo hộ sáng chế hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Trong đó:

- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện là có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.

- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện là có tính mới; và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Theo đó, điều kiện có tính mới của sáng chế là một trong những điều kiện bắt buộc khi cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sáng chế đã được bộc lộ, công bố công khai vaannx không bị coi là mất tính mới khi xem xét cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích đối với sáng chế đó.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

- Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;

- Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

- Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Trong đó, người đăng ký sáng chế bao gồm các tổ chức, cá nhân sau đây:

- Tác giả tạo ra sáng chế;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả tạo ra sáng chế dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại Khoản 2 Điề 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.)

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký sáng chế có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký sáng chế.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Sáng chế
Hỏi đáp mới nhất về Sáng chế
Hỏi đáp Pháp luật
Yếu tố xác định tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào sáng chế được coi là có tính mới? Sáng chế có tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp được bảo hộ dưới hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế bao gồm những gì? Sáng chế được coi là có tính mới khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Sáng chế và giải pháp hữu ích là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Khái niệm, giải thích sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Các tài liệu cần có của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Bảo hộ sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại quốc tế về sáng chế
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sáng chế
Thư Viện Pháp Luật
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sáng chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáng chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào