Công chức hải quan vi phạm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quyết định 2799/QĐ-TCHQ năm 2018 về Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, có quy định xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao như sau:
1. Người thực hiện một trong những hành vi vi phạm được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy chế này mà chưa gây hậu quả thì bị hạ mức phân loại công chức của tháng có hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm.
2. Người có hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức Khiển trách:
a) Vi phạm một trong các quy định về quy trình, thủ tục hải quan được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy chế này.
b) Cố ý gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
c) Không thực hiện yêu cầu phối hợp công tác của đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan đến công việc được giao khi đã được lãnh đạo cơ quan, đơn vị đồng ý mà không có lý do chính đáng.
d) Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ sự phân công công tác, mệnh lệnh, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc tự ý bỏ vị trí làm việc, ca trực.
đ) Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, không đúng, không đầy đủ thông tin, số liệu, tình hình thuộc lĩnh vực, công việc của mình được giao đảm nhiệm.
e) Có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu phối hợp, hợp tác đối với người khai hải quan, các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan.
f) Trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc; giải quyết, xử lý công việc được giao không đúng quy trình, thủ tục, thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng.
g) Quan liêu, nghiên cứu không kỹ, qua loa đại khái dẫn đến nội dung tham mưu, đề xuất, ban hành (văn bản nghiệp vụ; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ; xử lý, giải quyết công việc...) thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao không đúng quy định.
h) Sửa chữa, làm thay đổi bản chất, nội dung tờ trình, văn bản, quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ hải quan khi đã có phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị.
i) Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Cảnh cáo đến Hạ bậc lương đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 2 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất với người có thẩm quyền ban hành các quyết định, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới không đúng quy định.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Cách chức đối với một trong những hành vi quy định tại khoản 3 Điều này nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật Buộc thôi việc đối với một trong những hành vi quy định tại khoản 3 Điều này nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?