Các trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử lý công chức hải quan vi phạm

Anh trai tôi là công chức hải quan, vừa qua có vi phạm quy chế của ngành, cả gia đình tôi rất lo lắng cho anh, nay biết đến trang hỗ trợ tư vấn của các bạn nên ngỏ lời nhờ các bạn hỗ trợ giúp: Các trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử lý công chức hải quan vi phạm được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Huy Giang - Bình Định

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 2799/QĐ-TCHQ năm 2018 về Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, có quy định các trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử lý công chức hải quan vi phạm như sau:

1. Các tình tiết giảm nhẹ

a) Người vi phạm đã chủ động báo cáo hành vi vi phạm, tự giác nhận khuyết điểm.

b) Chủ động khắc phục hậu quả vi phạm; tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

c) Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo.

2. Các tình tiết tăng nặng

a) Không tự giác nhận khuyết điểm, che dấu hành vi vi phạm do mình gây ra.

b) Cản trở, cố tình hủy tài liệu, chứng cứ gây khó khăn trong công tác kiểm tra.

c) Vi phạm nhiều lần; tái phạm; thực hiện nhiều hành vi vi phạm; vi phạm có tổ chức.

3. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

a) Những tình tiết là căn cứ xử lý, kỷ luật thì không áp dụng là tình tiết tăng nặng.

b) Khi có những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều này nhiều hơn so với các tình tiết tăng nặng tại khoản 2 Điều này từ 02 tình tiết trở lên thì được xử lý, kỷ luật nhẹ hơn một mức. Nếu hình thức xử lý kỷ luật là Khiển trách thì có thể không xử lý kỷ luật mà hạ mức xếp loại công chức của tháng có hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm.

c) Khi có những tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều này bằng hoặc nhiều hơn so với các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều này thì không được giảm nhẹ hình thức xử lý, kỷ luật.

d) Khi có 02 tình tiết tăng nặng trở lên mà không có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét xử lý, kỷ luật nặng hơn một mức.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Công chức hải quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công chức hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức hải quan hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức hải quan có được tự do đi du lịch không? Công chức hải quan khi đi du lịch thì sử dụng loại hộ chiếu nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo ngành Thuế, Hải quan
Hỏi đáp pháp luật
Cờ truyền thống của Hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cờ hiệu hải quan được gắn ở đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Biểu tượng hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phù hiệu hải quan là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hải quan hiệu được gắn ở đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp hiệu hải quan được sử dụng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trang phục hải quan bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chức hải quan
Thư Viện Pháp Luật
493 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công chức hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào