Quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được quy định ra sao?

Chào Ban biên tập, tôi là sinh viên ngành Quản trị Văn phòng. Mới được nhận vào làm việc tại một công ty xây dựng. Đề làm tốt công việc sắp tới tôi có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 32, 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng con dấu cụ thể như sau:

*Quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định.

- Văn thư cơ quan có trách nhiệm

+ Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức tại trụ sở cơ quan, tổ chức.

+ Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản.

+ Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.

+ Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện.

- Cá nhân có trách nhiệm tự bảo quản an toàn thiết bị lưu khóa bí mật và khóa bí mật.

*Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật

- Sử dụng con dấu

+ Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

+ Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

+ Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

+ Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

+ Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

- Sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật

Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

Trân trọng!

Con dấu của doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Con dấu của doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải sử dụng con dấu doanh nghiệp để giao dịch hợp đồng hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký mẫu con dấu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng con dấu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý và sử dụng con dấu
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện sử dụng con dấu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục làm lại con dấu
Hỏi đáp pháp luật
Con dấu của Tổng công ty Lương thực miền Nam được quản lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Con dấu của doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
399 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Con dấu của doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Con dấu của doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào