Nội dung điều tra, đánh giá di sản cổ môi trường (ký hiệu Kiểu C)
Nội dung điều tra, đánh giá di sản cổ môi trường (ký hiệu Kiểu C) được quy định tại Mục 4 Phu lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2017/TT-BTNMT về quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể:
1. Giá trị khoa học và giáo dục về địa chất:
a) Vị trí, không gian phân bố: tọa độ địa lý; địa danh (thôn, bản, xã, huyện, tỉnh) của khu vực điều tra.
b) Đặc điểm địa chất, tính đa dạng địa chất:
- Khu vực phân bố cổ môi trường và các thành tạo địa chất liên quan;
- Đặc điểm, thành phần của các thành tạo địa chất đặc trưng cho cổ môi trường;
- Các loại đất, đá, hóa thạch,… đặc trưng cho cổ môi trường;
- Các sự kiện phát triển lịch sử địa chất liên quan;
- Các dấu ấn, bằng chứng khác về cổ môi trường (pH, Eh, độ muối, hàm lượng chất hữu cơ,…);
- Mặt cắt thành tạo địa chất đặc trưng cho cổ môi trường đó;
- Bao nhiêu lần thay đổi điều kiện cổ môi trường (nhiệt độ, không khí, độ ẩm..) liên quan đến hình thành các loại đất đá;
- Bao nhiêu mặt cắt đặc trưng cho các điều kiện cổ môi trường;
- Bao nhiêu loại đất, đá đặc trưng cho các điều kiện cổ môi trường;
- Bao nhiêu loại hóa thạch các điều kiện cổ môi trường.
c) Ý nghĩa khoa học và giáo dục về địa chất:
- Mối liên hệ giữa môi trường với các loại đất đá được thành tạo;
- Ý nghĩa, vai trò của cổ môi trường trong lịch sử phát triển địa chất khu vực.
2. Giá trị thẩm mỹ của di sản địa chất:
Làm rõ các đặc điểm độc đáo, hấp dẫn của:
a) Các mặt cắt đặc trưng liên quan đến cổ môi trường;
b) Các loại đất đá đặc trưng cho các điều kiện cổ môi trường;
c) Các hóa thạch đặc trưng cho cổ môi trường;
d) Các dấu ấn, bằng chứng khác về cổ môi trường.
3. Tiềm năng khai thác, sử dụng:
Đánh giá khả năng khai thác:
a) Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục về địa chất;
b) Phục vụ du lịch: mức độ dễ nhận biết, độc đáo, hiếm gặp, sức hấp dẫn của di sản; vị trí địa lý (mức độ thuận tiện về đi lại).
4. Các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn:
a) Các mối đe dọa tự nhiên (phong hóa, sạt lở,…); nhân tạo (làm đường, khai thác khoáng sản, xây dựng công trình,…);
b) Mức độ cần thiết bảo tồn trên cơ sở giá trị và sự bền vững của di sản, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, phát triển du lịch.
Trên đây là tư vấn về nội dung điều tra, đánh giá di sản cổ môi trường (ký hiệu Kiểu C). Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 50/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?