Bất khả kháng có phải là một trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại không?
Theo quy định của pháp luật thương mại hiện nay thì trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại mà các bên tham gia hợp đồng thương mại có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm đó theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng (không trái pháp luật) hoặc theo quy định của pháp luật (trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận như thỏa thuận đó bị vô hiệu do trái quy định).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể thì bên vi phạm hợp đồng có thể được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm đó nếu chứng minh được trường hợp miễn trách nhiệm.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định được pháp luật quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?