Hướng dẫn thủ tục nhận trợ cấp thai sản trong mọi trường hợp
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH;
- Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016
1. Trường hợp 1: Nhận trợ cấp thai sản khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản người lao động tiếp tục làm việc tại nơi làm việc cũ.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
+ Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH.
- Trách nhiệm giải quyết của cơ quan BHXH:
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ ngườilao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Và tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc"
Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan BHXH để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.
2. Trường hợp 2: Nhận trợ cấp thai sản khi người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Như vậy, người lao động chấm dứt HĐLĐ trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đã thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi áp dụng theo quy định của pháp luật ( Sổ bảo hiểm xã hội. Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh và một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật)
3. Trường hợp 3: Nhận trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương cơ sở khi vợ không tham gia BHXH, chỉ có chồng tham gia.
Trong trường hợp người vợ không tham gia bảo hiểm xã hôi mà sinh con nhưng người chông tham gia thì người chồng sẽ được nhận trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Như vậy, trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Người lao động nam có trách nhiệm nộp các giấy tờ, hồ sơ hợp lệ cho người sử dụng lao động, để người sử dụng lao động sẽ thực hiện thủ tục để cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động nam.
Trong trường hợp cả vợ và chồng tham gia bảo hiểm xã hội, và đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương cơ sở thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện việc chi trả 02 tháng lương cơ sở cho người vợ.
Ban biên tập thông tin đến các bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?