Không báo cháy có bị xử phạt hay không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những hành vi nguy hiểm có thể tác động tiêu cực đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy đều bị nghiêm cấm thực hiện theo luật định.
Theo đó, theo quy định tại Điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 và Khoản 8 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
- Báo cháy giả.
- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.
- Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
- Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
==> Căn cứ quy định pháp luật được trích dẫn trên đây thì pháp luật nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thực hiện hành vi không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
Các trường hợp không báo cháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 40 Nghị định 167/2013/NĐ-Cp thì các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi không báo cháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân không báo cháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức không báo cháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy.
Trường hợp người nước ngoài có hành vi không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?