Thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội
Thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được quy định tại Điều 16 Nội quy kỳ họp quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 như sau:
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.
2. Trình tự phiên họp thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu qua hệ thống điện tử khi Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên họp về nội dung đó;
c) Chủ tọa mời từng đại biểu Quốc hội phát biểu theo thứ tự đăng ký. Căn cứ nội dung và tình hình thảo luận thực tế, Chủ tọa có thể mời đại biểu phát biểu không theo thứ tự đăng ký;
d) Đại biểu Quốc hội phát biểu tập trung về nội dung của phiên thảo luận; không phát biểu quá hai lần về cùng một nội dung. Thời gian phát biểu lần thứ nhất không quá 07 phút, lần thứ hai không quá 03 phút.
Trường hợp đại biểu Quốc hội đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết thì gửi ý kiến bằng văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để tập hợp, tổng hợp;
đ) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
Trên đây là nội dung quy định về việc thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 102/2015/QH13.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như thế nào?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Xin vía Thần Tài là gì? Tại sao gọi là ngày Vía Thần Tài? NLĐ có được nghỉ hưởng lương ngày Vía Thần tài không?
- Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện theo các bước như thế nào?