Xác định trị giá hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Tôi hiện đang làm việc trong lĩnh vực hải quan và đang tìm hiểu về thủ tục hải quan, cụ thể là xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tôi nghe nói đã có quy định mới về vấn đề này. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi việc xác định trị giá hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định tại cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!  Ngọc Liên (lien***@gmail.com)

Xác định trị giá hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định tại Điều 6 Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1810/QĐ-TCHQ năm 2018 như sau:

1. Thông tin xác định trị giá hải quan

a) Nguồn thông tin sử dụng để xác định trị giá hải quan hàng hóa nhập khẩu:

a.1) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch:

- Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;

- Nguồn thông tin đề quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm.

a.2) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt, tương tự:

- Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;

- Các nguồn thông tin liên quan đến quy đổi về cấp độ thương mại và số lượng;

- Nguồn thông tin để quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm;

a.3) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp trị giá khấu trừ:

Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 7 Điều 10 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;

a.4) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp trị giá tính toán:

- Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;

- Nguồn thông tin để quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm;

a.5) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp suy luận:

- Sử dụng các nguồn thông tin tại 5 phương pháp nêu trên, trong đó lưu ý mở rộng thời gian thu thập nguồn thông tin theo quy định.

- Các nguồn thông tin khác: Giá trên thị trường nước xuất khẩu, giá bán trên thị trường nội địa, tạp chí, …..(sau khi đã được quy đổi về cùng cấp độ thương mại, thời gian,... với hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá).

b) Nguồn thông tin xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu:

b.1) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp giá bán tính đến cửa khẩu xuất.

Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25a được quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

b.2) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.

- Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại điểm d khoản 3 Điều 25a được quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ;

- Các nguồn thông tin liên quan đến quy đổi về cấp độ thương mại và số lượng;

- Nguồn thông tin để quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm.

b.3) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam.

- Nguồn thông tin từ các chứng từ, tài liệu quy định tại điểm c khoản 4 Điều 25a được quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ;

- Nguồn thông tin để quy đổi về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm.

b.4) Trường hợp xác định trị giá theo phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập.

- Sử dụng các nguồn thông tin tại 3 phương pháp nêu trên, trong đó lưu ý thời gian thu thập nguồn thông tin theo quy định.

- Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật (nếu có).

c) Tại thời điểm xác định trị giá, công chức hải quan phải tra cứu và thu thập đầy đủ các nguồn thông tin tại cơ sở dữ liệu giá, các chứng từ tài liệu có liên quan theo từng phương pháp xác định trị giá, phân tích, đánh giá mức độ tin cậy của các nguồn thông tin trên hệ thống GTT02 và các nguồn thông tin thu thập được trước khi quy đổi về trị giá hải quan theo Quy chế dữ liệu. Chỉ sử dụng các nguồn thông tin sau khi đã được kiểm chứng có mức độ tin cậy để xác định trị giá. Không sử dụng các nguồn thông tin còn đang nghi vấn, chưa xử lý, kiểm chứng hoặc mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu rủi ro về trị giá để xác định trị giá. Việc xác định trị giá hải quan phải tuân thủ nguyên tắc, trình tự, phương pháp xác định trị giá quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP , khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC , Thông tư số 39/2015/TT-BTC .

d) Các thông tin thu thập phải được in ra, thể hiện rõ nguồn thông tin, người thu thập thông tin, thời điểm thu thập thông tin và lưu cùng bộ hồ sơ của hàng hóa hàng nhập khẩu.

2. Phân tích, tổng hợp, quy đổi, phương pháp quy đổi và kiểm chứng các thông tin thu thập được: thực hiện theo hướng dẫn tại Quy chế dữ liệu.

3. Ban hành Thông báo trị giá hải quan

3.1. Lập Tờ trình trị giá hải quan

Công chức hải quan lập Tờ trình trị giá hải quan gồm các nội dung sau:

a) Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo:

a.1) Căn cứ bác bỏ trị giá khai báo (như: người khai hải quan không bổ sung hồ sơ, không cử đại diện có thẩm quyền, không giải trình, chứng minh được... theo quy định tại tiết... điểm.... khoản.... Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC).

a.2) Nêu cụ thể các nguồn thông tin thu thập theo quy định tại khoản 1 Điều này;

a.3) Nêu lập luận, phân tích, cách thức tính toán khi sử dụng các nguồn thông tin để xác định trị giá;

a.4) Phương pháp xác định trị giá, trong đó nêu rõ: lý do tại sao không sử dụng từng phương pháp xác định trước đó; căn cứ sử dụng phương pháp xác định trị giá;

a.5) Trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định (nêu rõ công thức tính toán để ra được mức giá xác định).

b) Trường hợp chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo:

b.1) Nêu rõ căn cứ và lý do chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo.

b.2) Nêu rõ các nguồn thông tin thu thập theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b.3) Nêu lập luận, phân tích, cách thức tính toán, sử dụng các nguồn thông tin để chỉ ra lý do không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo;

3.2. Trình Lãnh đạo ký duyệt ban hành Thông báo trị giá hải quan, đồng thời gửi Thông báo trị giá hải quan bằng thư bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho người khai hải quan ngay trong ngày ký Thông báo trị giá hải quan hoặc ngày làm việc liền kề. Đối với trường hợp người khai hải quan đề nghị tham vấn 1 lần, tại Thông báo trị giá hải quan bổ sung thêm nội dung “Người khai hải quan đề nghị tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, đồng thời lưu ý tên hàng, đơn vị tính ghi trên Thông báo trị giá phải đầy đủ, rõ ràng và định lượng được.

4. Cập nhật kết quả xác định trị giá và lưu trữ hồ sơ xác định giá

a) Căn cứ nội dung Tờ trình trị giá hải quan và Thông báo trị giá hải quan, công chức hải quan cập nhật phương pháp, mức giá vào Hệ thống dữ liệu trị giá và thông báo cho người khai hải quan trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A), đồng thời cập nhật vào hệ thống GTT02 theo hướng dẫn đối với các trường hợp cơ quan hải quan xác định trị giá tại Điều 4, Điều 5 Quy trình này.

b) Hồ sơ xác định trị giá (bao gồm hồ sơ hải quan, tờ trình, Thông báo trị giá, hợp đồng, invoice, packing list, vận đơn, điện chuyển tiền hoặc hóa đơn nếu có, các chứng từ tài liệu doanh nghiệp giải trình,...) được lưu trữ theo quy định.

Trên đây là nội dung quy định về việc xác định trị giá hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1810/QĐ-TCHQ năm 2018.

Trân trọng!

Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam mới nhất theo Thông tư 31?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 144/2024/NĐ-CP sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có quyền xuất khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu là tỷ giá nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm những hình thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
Thư Viện Pháp Luật
275 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất nhập khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào