Mã ngành xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
Nhóm ngành xây dựng công trình đường sắt và đường bộ được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018), theo đó:
421: Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
Nhóm này gồm:
- Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố, các loại đường khác và đường cho người đi bộ;
- Các công việc bề mặt trên đường phố, đường bộ, đường cao tốc, cầu, đường ngầm như:
+ Rải nhựa đường;
+ Sơn đường và các loại tương tự;
+ Lắp đặt rào chắn, biển báo giao thông và các loại tương tự;
- Xây dựng cầu, bao gồm cầu trên đường cao tốc;
- Xây dựng đường hầm;
- Xây dựng đường sắt và đường cho tàu điện ngầm;
- Xây dựng đường băng sân bay.
Loại trừ:
- Lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo bằng điện trên đường giao thông được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện);
- Hoạt động kiến trúc được phân vào nhóm 71101 (Hoạt động kiến trúc);
- Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
4211- 42110: Xây dựng công trình đường sắt
4212- 42120: Xây dựng công trình đường bộ
Trên đây là tư vấn về các hoạt động của nhóm ngành xây dựng công trình đường sắt và đường bộ. Để nắm thông tin các ngành nghề đăng ký kinh doanh khác, vui lòng tham khảo tại bài viết: Tổng hợp mã ngành nghề kinh doanh mới nhất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?