Đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống mạng trong Hệ thống công nghệ thông tin Hải quan

Cung cấp giúp vấn đề sau: Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc thực hiện chế độ đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống mạng trong Hệ thống công nghệ thông tin Hải quan? Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều! Hoàng Đức (hoangduc****@gmail.com)

Theo quy điịnh tại Điều 9 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn Hệ thống công nghệ thông tin Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2926/QĐ-TCHQ năm 2014 thì đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống mạng trong Hệ thống công nghệ thông tin Hải quan được quy định cụ thể như sau:

1. Thiết kế mạng diện rộng

Thiết kế và vận hành mạng diện rộng theo Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính ban hành tại Quyết định số 109/QĐ-BTC ngày 15/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, cập nhật quy chế này nếu có.

2. Phân vùng và thiết kế mạng nội bộ

a) Phân vùng mạng nội bộ

- Phân chia hệ thống mạng nội bộ thành các vùng mạng theo phạm vi truy cập, thực hiện kiểm soát truy cập giữa các vùng bằng tường lửa. Phân chia các vùng mạng tối thiểu như sau:

+ Vùng mạng cho truy cập từ Internet khu vực để dữ liệu trung gian (DMZ) truy cập internet áp dụng với các dịch vụ công hoặc ứng dụng cung cấp ra Internet đối với trang/cổng thông tin điện tử đặt tại đơn vị.

+ Vùng mạng truy cập Internet (trung chuyển các yêu cầu truy cập Internet từ người dùng hoặc máy chủ);

+ Vùng mạng máy chủ nội bộ;

+ Vùng mạng quản trị (các hoạt động quản trị hệ thống, quản trị ANTT phải được thực hiện thông qua vùng mạng này);

+ Vùng mạng người dùng, trong đó tách riêng vùng mạng cho kết nối có dây và không dây;

+ Vùng mạng riêng đối tác: áp dụng cho đối tác tới làm việc tại cơ quan hải quan theo các thỏa thuận, hợp đồng có các công việc liên quan đến các Hệ thống CNTT Hải quan.

- Vô hiệu hóa (tắt) tất cả các dịch vụ không sử dụng tại từng vùng mạng.

- Thực hiện các biện pháp bảo mật, tránh truy cập trực tiếp từ ngoài tới các địa chỉ mạng bên trong (Internet, hạ tầng truyền thông ngành Hải quan).

- Cài đặt các bản cập nhật, vá lỗi đúng hạn cho các tường lửa để khắc phục các điểm yếu an ninh nghiêm trọng; thực hiện chế độ bảo hành hoặc thiết bị dự phòng để đảm bảo sự hoạt động liên tục của tường lửa.

b) Thiết kế mạng nội bộ

- Khi thiết kế mạng nội bộ (LAN): Bảo đảm đáp ứng các hoạt động nghiệp vụ, năng lực hoạt động của hệ thống và khả năng dự phòng (bảo đảm nút mạng/người; giải thông; tiêu chuẩn về dây cáp, đầu nối mạng, tiêu chuẩn đi dây nối mạng, biện pháp chống nhiễu).

- Lãnh đạo đơn vị chủ trì quản lý Hệ thống CNTT Hải quan phê duyệt toàn bộ sơ đồ thiết kế.

c) Triển khai lắp đặt mạng nội bộ

- Triển khai lắp đặt mạng nội bộ phải đúng với sơ đồ thiết kế đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; các trang thiết bị kỹ thuật mạng bảo đảm đúng xuất xứ nguồn gốc, tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo đảm mỹ quan.

- Triển khai các biện pháp giám sát trong quá trình thi công lắp đặt mạng và thiết bị mạng;

- Thực hiện kiểm thử mạng sau khi hoàn thành lắp đặt bằng các giải pháp kỹ thuật khác nhau, bảo đảm mạng khi đi vào hoạt động đáp ứng các năng lực của hệ thống như thiết kế.

d) Triển khai các phần mềm thương mại

- Các phần mềm thương mại (VD: Windows Server, windows xx, v.v...) phải có bản quyền; thực hiện kiểm thử trước khi triển khai chính thức.

- Triển khai, cài đặt các phần mềm thương mại trên Hệ thống CNTT Hải quan và các phần mềm khác để bảo đảm môi trường triển khai ứng dụng nghiệp vụ, quản lý của cơ quan Hải quan.

- Triển khai cài đặt ngay các bản vá mới nhất của các phần mềm thương mại (bản vá của chính hãng cấp hoặc nguồn gốc cung cấp tin cậy), các phần mềm ngăn chặn mã độc hại và các phần mềm khác bảo đảm đủ môi trường triển khai ứng dụng nghiệp vụ, ứng dụng chuyên môn khác của ngành Hải quan.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Hải quan
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02B/TB-TGHQ/TXNK thông báo về trị giá hải quan mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã HS của gạo xuất khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy tờ xuất trình cho Hải quan khi cá nhân xuất cảnh ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt thuộc trường hợp phải khai báo gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Niêm phong kẹp chì là gì? Ai có quyền xử lý công chức hải quan khi thực hiện niêm phong kẹp chì cho thông quan đối với xe quá khổ quá tải?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị thay đổi số niêm phong đặc biệt năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN nếu đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cửa khẩu phụ là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu phụ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Thư Viện Pháp Luật
239 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào