Kế hoạch, biện pháp xác minh thiệt hại trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát
Kế hoạch, biện pháp xác minh thiệt hại trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 12 Quyết định 304/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ yêu cầu bồi thường, xây dựng kế hoạch xác minh, đề xuất và báo cáo bằng văn bản các loại thiệt hại cần phải xác minh, giám định và định giá tài sản; kinh phí xác minh, giám định thiệt hại và định giá tài sản; thành phần tham gia việc xác minh thiệt hại; việc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại (nếu có).
- Khi tiến hành xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải xác định ngay các thiệt hại Nhà nước không bồi thường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, xác định các tài liệu, chứng cứ để chứng minh theo quy định của pháp luật.
- Việc xác minh thiệt hại có thể được thực hiện bằng những biện pháp sau đây:
+ Trực tiếp tiến hành xác minh các thiệt hại được Nhà nước bồi thường;
+ Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường để làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 68;
+ Tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan;
+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường cung cấp trong hồ sơ yêu cầu bồi thường trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác;
+ Trực tiếp xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại;
+ Lấy ý kiến bằng văn bản của chuyên gia, tổ chức có liên quan đến thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đưa ra theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 68;
+ Định giá tài sản, giám định thiệt hại tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 68;
+ Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn xác minh thiệt hại là 15 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường. Trường hợp việc xác minh thiệt hại có nhiều tình tiết phức tạp, tài liệu, chứng cứ để xác minh thiệt hại không đầy đủ, việc xác minh thiệt hại phải thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau thì thời hạn xác minh là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường.
- Trong quá trình xác minh thiệt hại, người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này. Việc thỏa thuận phải được lập biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường và chữ ký của người giải quyết bồi thường tại từng trang biên bản. Nội dung biên bản phải ghi rõ thành phần; ngày, tháng, năm lập biên bản; lý do kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại và thời điểm kết thúc việc kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại.
Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?