Trình tự, thủ tục kiểm tra chấp hành pháp luật, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
Trình tự, thủ tục kiểm tra chấp hành pháp luật, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường quy định tại Điều 9 Quyết định 20/2008/QĐ-BCT về Quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, cụ thể như sau:
- Hoạt động kiểm tra chỉ được tiến hành khi có quyết định kiểm tra của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
- Việc ra quyết định kiểm tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
+ Chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt - đối với kiểm tra định kỳ;
+ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơ quan thông tin đại chúng và do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền giao - đối với kiểm tra đột xuất.
- Nội dung quyết định kiểm tra phải ghi rõ căn cứ kiểm tra, đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra.
- Quyết định kiểm tra phải gửi cho đơn vị, cá nhân được kiểm tra và các cơ quan có liên quan khác để biết phối hợp chậm nhất là ba ngày kể từ ngày ký. Trường hợp kiểm tra đột xuất thì không nhất thiết phải gửi trước quyết định kiểm tra.
- Trừ trường hợp khẩn cấp, chậm nhất sau mười ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định kiểm tra và sau ba ngày làm việc kể từ ngày đối tượng kiểm tra nhận được quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải tiến hành việc kiểm tra theo quyết định. Trước khi tiến hành kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải tổ chức công bố quyết định kiểm tra với thủ trưởng đơn vị, cá nhân được kiểm tra, nêu rõ mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra, thời gian kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được kiểm tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn kiểm tra với đơn vị, cá nhân được kiểm tra và lập biên bản công bố quyết định kiểm tra.
- Trường hợp tiến hành kiểm tra bằng biện pháp nghiệp vụ trinh sát, tiếp cận theo dõi, thu thập tài liệu, chứng cứ, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì quyết định kiểm tra không phải gửi hoặc công bố với thủ trưởng đơn vị, cá nhân được kiểm tra.
- Khi kết thúc kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra, Đoàn Kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra. Biên bản kiểm tra phải có các nội dung: thời gian, địa điểm lập biên bản kiểm tra; căn cứ tiến hành kiểm tra; thời gian đã tiến hành kiểm tra; tên các thành viên Đoàn kiểm tra; nội dung kết qủa kiểm tra; các biện pháp áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng; nhận xét đánh giá của Đoàn kiểm tra; ý kiến của cá nhân hoặc thủ trưởng đơn vị được kiểm tra; ý kiến khác nhau nếu có; chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và của cá nhân hoặc thủ trưởng đơn vị được kiểm tra.
Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?