Tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật của Công đoàn được quy định như thế nào?
Tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật của Công đoàn được quy định tại Điều 17 Quyết định 785/QĐ-TLĐ năm 2014 về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:
Khi có yêu cầu tư vấn, người thực hiện tư vấn tiến hành các công việc sau đây:
- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ liên quan đến điều kiện và nội dung yêu cầu tư vấn. Trường hợp xét thấy nội dung yêu cầu tư vấn đơn giản, cụ thể, rõ ràng, có thể tiến hành tư vấn ngay cho đối tượng được tư vấn;
- Nếu hồ sơ đề nghị tư vấn còn thiếu các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ có liên quan, thì hướng dẫn, yêu cầu đối tượng được tư vấn bổ sung;
- Viết giấy biên nhận hồ sơ nếu đối tượng được tư vấn có yêu cầu; viết phiếu hẹn trả lời kết quả tư vấn ;
- Căn cứ vào nội dung yêu cầu, phân loại vụ việc tư vấn để xác định hình thức, phương pháp tư vấn phù hợp.
Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?