Đề mục trong Bộ pháp điển
Đề mục trong Bộ pháp điển được quy định tại Điều 2 Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật như sau:
- Đề mục là bộ phận cấu thành của chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
- Tên gọi của đề mục là tên gọi của văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội thuộc chủ đề.
- Theo tên gọi của từng đề mục, các đề mục trong mỗi chủ đề được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và được đánh số theo chữ số Ả Rập, bắt đầu từ số 1. Trường hợp bổ sung đề mục thì đề mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau đề mục cuối cùng đã có trong chủ đề.
- Cấu trúc của đề mục được xây dựng theo bố cục của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục.
Việc bổ sung phần, chương, mục vào cấu trúc của đề mục được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
Trên đây là nội dung quy định về đề mục trong Bộ pháp điển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 63/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Có được thu tiền dạy thêm đối với học sinh lớp cuối cấp ôn thi trong trường không?
- Ngày 18 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động tạm ứng tiền lương vào ngày 18 tháng 2 2025 âm lịch có bị tính lãi không?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- 1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?