Truyền thông phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường
Truyền thông phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường được quy định tại Điều 6 Quy chế hoạt động truyền thông của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2344/QĐ-BTNMT năm 2018 như sau:
1. Các văn bản có nội dung liên quan đến tài nguyên và môi trường phải thực hiện hoạt động truyền thông gồm:
a) Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
b) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
c) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
d) Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ
đ) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
e) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
g) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Tuyên truyền tham vấn cộng đồng đối với chính sách pháp luật trước khi ban hành
a) Trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường, đơn vị xây dựng dự thảo văn bản chính sách, pháp luật chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường xây dựng Kế hoạch truyền thông chi tiết tham vấn cộng đồng trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng xem xét, phê duyệt (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền để thẩm định).
Kế hoạch gồm: tên văn bản dự kiến ban hành, nội dung, chương trình, kịch bản, hình thức truyền thông; thông cáo báo chí về nội dung chính của văn bản, các điểm mới, tiến bộ và sự cấp thiết phải ban hành; các đối tượng cần được truyền thông; dự toán và nguồn kinh phí thực hiện; tổ chức (cá nhân) chủ trì và phối hợp; địa điểm, thời gian thực hiện (theo mẫu tại Phụ lục 3).
b) Sau khi được phê duyệt, đơn vị xây dựng chính sách pháp luật chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền tham vấn cộng đồng chính sách pháp luật thông qua các hình thức phù hợp; thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội, tổng hợp báo cáo kết quả về Bộ (qua Vụ Pháp chế).
c) Kết quả tham vấn cộng đồng là một trong các căn cứ bắt buộc để Vụ Pháp chế báo cáo Bộ trưởng xem xét, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, quyết định ban hành văn bản chính sách, pháp luật (theo mẫu tại Phụ lục 4).
3. Phổ biến chính sách, pháp luật khi được ban hành
Ngay sau khi văn bản chính sách, pháp luật được ban hành, đơn vị xây dựng chính sách, pháp luật chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Truyền thông phổ biến chính sách, pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc:
a) Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
b) Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
c) Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
d) Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
đ) Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
4. Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Bộ (Cổng thông tin điện tử Bộ), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật trước và sau khi được ban hành theo quy định để phản ánh và định hướng dư luận xã hội.
Trên đây là nội dung quy định về truyền thông phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2344/QĐ-BTNMT năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?