Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội được quy định tại Điều 9 Nghị quyết 26/2004/NQ-QH11 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
Trong việc chỉ đạo, tổ chức chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Dự kiến chương trình kỳ họp căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội; quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ của Quốc hội chậm nhất là ba mươi ngày và kỳ họp bất thường chậm nhất là bảy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp;
- Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; xem xét việc chuẩn bị các dự án luật, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc hội; chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp trong thời gian giữa hai kỳ họp để chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết và dự án khác trình Quốc hội;
- Xem xét kiến nghị của cử tri, yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, giải quyết và báo cáo Quốc hội;
- Quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?