Trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, Ngành Tư pháp
Trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, Ngành Tư pháp được quy định tại Điều 29 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 273/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
1. Trách nhiệm tham gia giảng dạy
a) Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cho đối tượng tham gia bồi dưỡng giữ chức vụ lãnh đạo cấp Vụ hoặc được quy hoạch cấp Vụ trở lên hoặc các khóa bồi dưỡng đối với các lĩnh vực đặc thù, chuyên môn sâu hoặc có tác động, ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội mà do Bộ, Ngành Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý.
b) Vụ trưởng và tương đương, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cho đối tượng tham gia bồi dưỡng là Phó Vụ trưởng và tương đương hoặc quy hoạch Phó Vụ trưởng và tương đương trở xuống hoặc các khóa bồi dưỡng đối với các lĩnh vực đặc thù, chuyên môn sâu hoặc có tác động, ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội mà do đơn vị chịu trách nhiệm quản lý.
c) Phó Vụ trưởng và tương đương, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cho đối tượng tham gia bồi dưỡng là lãnh đạo cấp Phòng và tương đương hoặc quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng và tương đương hoặc các khóa bồi dưỡng trong các lĩnh vực chuyên môn do đơn vị chịu trách nhiệm quản lý.
d) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, chuyên viên cao cấp có trách nhiệm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cho đối tượng tham gia bồi dưỡng là cán bộ quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng hoặc các khóa bồi dưỡng trong các lĩnh vực chuyên môn do đơn vị cấp Phòng chịu trách nhiệm quản lý.
2. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp phải có trách nhiệm bố trí, sắp xếp thời gian hợp lý tham gia giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt.
3. Việc tham gia giảng dạy phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; phù hợp với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người tham gia giảng dạy với nội dung khóa học; không làm ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng công việc được giao.
4. Việc tham gia giảng dạy là cơ sở đánh giá, xếp loại đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy hàng năm theo quy định. Khuyến khích các cá nhân có trình độ, năng lực, phương pháp sư phạm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Bộ, Ngành Tư pháp.
5. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của đội ngũ lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy được thực hiện theo quy định tại Điều 35, Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, Ngành Tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 273/QĐ-BTP năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?