Thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình trong Công an nhân dân
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 65/2011/TT-BCA thì Thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình trong Công an nhân dân được thực hiện như sau:
1. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán, tổng dự toán công trình
a) Đầu mối thẩm định là đơn vị chuyên môn trực thuộc chủ đầu tư và do chủ đầu tư quyết định. Trường hợp đơn vị chuyên môn trực thuộc chủ đầu tư không đủ năng lực theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có thể thuê tư vấn thẩm tra làm cơ sở cho việc thẩm định (kết quả thẩm tra phải bằng văn bản);
b) Hồ sơ, nội dung trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán.
- Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán gồm:
+ Tờ trình xin phê duyệt thiết kế, dự toán;
+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, bản sao báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình và các văn bản pháp lý liên quan khác;
+ Hồ sơ thiết kế cơ sở được duyệt;
+ Các tài liệu về khảo sát xây dựng, địa hình, khí tượng thủy văn và các tài liệu liên quan khác;
+ Các văn bản quy định về quy hoạch kiến trúc xây dựng;
+ Hồ sơ thuyết minh thiết kế kỹ thuật;
+ Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật;
+ Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình;
+ Biên bản nghiệm thu các hồ sơ khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa hình, thiết kế, dự toán, các tài liệu tư vấn liên quan khác;
+ Báo cáo thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán của đơn vị tư vấn thẩm tra (nếu có);
+ Hồ sơ tư cách pháp nhân của các đơn vị tư vấn (tư vấn khảo sát địa chất công trình, tư vấn khảo sát địa hình, tư vấn lập thiết kế, dự toán, tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán);
+ Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế, dự toán, tổng dự toán công trình.
- Nội dung thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán (nêu tóm tắt) gồm:
+ Tên công trình;
+ Địa điểm xây dựng công trình;
+ Tổng mức đầu tư được duyệt;
+ Quy mô xây dựng;
+ Các đơn vị tư vấn;
+ Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá xây dựng áp dụng;
+ Nội dung và chất lượng hồ sơ do đơn vị tư vấn thiết kế lập.
- Kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật gồm:
+ Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng;
+ Thiết kế kiến trúc, kết cấu công trình;
+ Trang thiết bị công trình.
- Kết quả thẩm định dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình gồm:
+ Dự toán (tổng dự toán) do tư vấn thiết kế lập;
+ Dự toán (tổng dự toán) sau khi thẩm định, đề xuất phê duyệt;
+ Giá trị dự toán (tổng dự toán) sau khi thẩm định, thay đổi so với giá trị dự toán (tổng dự toán) tư vấn thiết kế lập: Tăng, giảm. Giải trình lý do;
+ Giá trị tổng dự toán sau khi thẩm định, thay đổi so với giá trị tổng mức đầu tư được duyệt: Tăng, giảm, Giải trình lý do;
- Kết luận, kiến nghị.
2. Phê duyệt thiết kế, tổng dự toán công trình
a) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán công trình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
b) Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán phải được thể hiện bằng văn bản, nội dung của quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện theo mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình.
c) Chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh các giải pháp thiết kế cơ sở được thay đổi theo quyết định phê duyệt dự án;
b) Khi điều chỉnh hoặc phê duyệt lại thiết kế, dự toán theo một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Điều 14 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án thì chủ đầu tư phải tổ chức thẩm định, phê duyệt, sau đó báo cáo người quyết định đầu tư bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình.
c) Khi điều chỉnh hoặc phê duyệt lại thiết kế, dự toán theo Điểm a, Điểm b Khoản này, làm vượt tổng mức đầu tư (bao gồm cả trường hợp chủ đầu tư dùng nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn của dự án) thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ bổ sung, báo cáo cấp quyết định đầu tư xây dựng công trình thẩm định lại và phê duyệt theo thẩm quyền. Chủ đầu tư chỉ triển khai thực hiện sau khi đã được phê duyệt. Nội dung báo cáo gồm: Lý do, phương án, giá trị điều chỉnh và các nội dung liên quan khác cần thiết phải giải trình trong báo cáo.
Trường hợp chủ đầu tư tự ý thực hiện mà không báo cáo cấp thẩm quyền thì khối lượng, giá trị phát sinh được xử lý theo quy định về quyết toán đầu tư xây dựng công trình.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?