Trình tự, thủ tục thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp
Để được tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương các cấp;
- Đã hoạt động từ đủ 12 tháng trở lên;
- Có số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên và hợp đồng lao động không thời hạn: Trong độ tuổi, đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ để tổ chức từ 01 tiểu đội tự vệ trở lên;
- Phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch tổ chức lực lượng dân quân tự vệ của địa phương.
Trường hợp đáp ứng các điều kiện trên thì công ty chuẩn bị hồ sơ đề nghị thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 03/2016/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập đơn vị tự vệ của người quản lý doanh nghiệp;
- Kế hoạch xây dựng lực lượng tự vệ của doanh nghiệp;
- Danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia tổ chức tự vệ của doanh nghiệp;
- Văn bản của cơ quan chức năng thẩm định việc thành lập tự vệ của doanh nghiệp.
Về trình tự, thủ tục giải quyết đề nghị thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp thì được áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 03/2016/NĐ-CP, cụ thể:
- Đối với các doanh nghiệp không thuộc Quân đội quản lý có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2016/NĐ-CP gửi đến cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ quy định tại Điều 28 Luật Dân quân tự vệ. Cơ quan chức năng phối hợp với doanh nghiệp khảo sát, dự kiến kế hoạch tổ chức tự vệ và ban hành văn bản thẩm định về việc tổ chức tự vệ tại doanh nghiệp trình người có thẩm quyền quyết định.
Đối với doanh nghiệp thuộc Quân đội quản lý có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2016/NĐ-CP trình người chỉ huy có thẩm quyền thành lập đơn vị tự vệ quy định tại Điều 6 Nghị định 03/2016/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 03/2016/NĐ-CP phải có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ quy định tại Khoản 1 Điều 6 (đối với doanh nghiệp không thuộc Quân đội quản lý) hoặc cơ quan của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 03/2016/NĐ-CP (đối với doanh nghiệp thuộc Quân đội quản lý) có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, tổng hợp, thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 03/2016/NĐ-CP và trình người có thẩm quyền ra quyết định thành lập đơn vị tự vệ. Trường hợp người có thẩm quyền thành lập đơn vị tự vệ không đồng ý thì có văn bản thông báo cho doanh nghiệp và các cơ quan liên quan biết lý do.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?