Tiêu chuẩn đào tạo của chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học
Tiêu chuẩn chương trình đào tạo của chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học được quy định tại Điều 5 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BGDĐT như sau:
1. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tham khảo các chương trình đào tạo cùng lĩnh vực ở trong nước và quốc tế.
a) Được xây dựng dựa trên chương trình khung và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Hướng đến việc thực hiện mục tiêu và đáp ứng chuẩn đầu ra;
c) Có tham khảo các chương trình đào tạo cùng ngành của các trường có uy tín ở trong nước và quốc tế.
2. Chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, chuyên gia cùng ngành, nhà tuyển dụng và người tốt nghiệp. Định kỳ lấy ý kiến của các đối tượng trên nhằm rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình.
a) Có sự tham gia của các cán bộ quản lý và giảng viên trong xây dựng chương trình;
b) Có sự tham gia của các chuyên gia cùng ngành, nhà tuyển dụng và người tốt nghiệp trong xây dựng chương trình;
c) Định kỳ lấy ý kiến nhằm rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình theo hướng tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng.
3. Chương trình đào tạo có cấu trúc hợp lý, khoa học, cân đối giữa lý thuyết và thực hành; có tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và với các chương trình đào tạo khác.
a) Cấu trúc chương trình quy định rõ các khối kiến thức, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành;
b) Có các học phần lựa chọn, học phần tích hợp, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình;
c) Cấu trúc chương trình hợp lý, đảm bảo có tính liên thông giữa các trình độ đào tạo trong mỗi trường và giữa các chương trình đào tạo ở trong và ngoài trường.
4. Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng nhằm thúc đẩy hoạt động học tập hiệu quả, phát triển các năng lực của người học.
a) Giúp người học chủ động lựa chọn các học phần, lộ trình học tập, phương thức và thời gian học tập có hiệu quả;
b) Giúp người học phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực tư duy hệ thống, tư duy phê phán và năng lực giải quyết vấn đề;
c) Giúp người học phát triển các năng lực sư phạm như giao tiếp, thuyết trình, thực hành giảng dạy, tổ chức quản lý lớp học và xử lý các tình huống sư phạm.
5. Nội dung chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, cập nhật được những tri thức hiện đại, công nghệ tiên tiến, thể hiện được quan điểm giáo dục hiện đại, xác định rõ kết quả dự kiến.
a) Đảm bảo tính khoa học, cập nhật được những tri thức mới, hiện đại, tiếp cận công nghệ tiên tiến;
b) Thể hiện được phương pháp học tiên tiến, hiện đại;
c) Xác định rõ kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm cần đạt và cách thức đánh giá kết quả môn học.
6. Đề cương chi tiết, giáo trình, tài liệu tham khảo có đủ cho các học phần/môn học và được định kỳ rà soát, điều chỉnh.
a) Có đủ đề cương chi tiết cho các học phần/môn học;
b) Có đủ giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo cho các học phần/ môn học;
c) Đề cương chi tiết được định kỳ rà soát, điều chỉnh dựa trên ý kiến phản hồi của người học, người tốt nghiệp, giảng viên, người tuyển dụng lao động.
7. Giáo trình đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
a) Có quy trình tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn, duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức;
b) Giáo trình các môn học đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, cập nhật tri thức mới, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực;
c) Định kỳ thu thập và sử dụng những nhận xét đánh giá của người học, giảng viên, chuyên gia để cải tiến nâng cao chất lượng giáo trình.
8. Bài giảng được định kỳ cập nhật những tri thức mới, đáp ứng yêu cầu của từng học phần.
a) Biên soạn bài giảng đúng quy trình, chuyển tải được các yêu cầu của chuẩn đầu ra;
b) Bài giảng bao gồm các kiến thức cơ bản, nâng cao, các câu hỏi, bài tập thực hành, ôn tập và có sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin;
c) Bài giảng được định kỳ cập nhật những tri thức mới, khoa học công nghệ tiên tiến.
Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn chương trình đào tạo của chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2011/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?