Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền gì khi giải quyết khiếu kiện về quyết định hành chính?

Xin chào, tôi tên Nguyễn Thanh là sinh viên năm 3 trường Đại học Luật Tp. HCM. Trong quá trình tìm hiểu về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các vụ án hành chính, tôi có biết khi người có thẩm quyền đã ra quyết định hành chính nhưng người kia không đồng ý với quyết định đó thì được phép khiếu kiện, theo quy định hiện hành tôi có biết qua, giờ tôi muốn tìm hiểu ở giai đoạn trước đó, nhờ các bạn hỗ trợ giúp nhé, cụ thể giai đoạn 2010-2014, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền gì khi giải quyết khiếu kiện về quyết định hành chính? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi. (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2010, thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định như sau:

1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

d) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

đ) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;

e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;

g) Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện.

2. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn về Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật tố tụng hành chính 2010.

Trân trọng!

Thành phố trực thuộc trung ương
Hỏi đáp mới nhất về Thành phố trực thuộc trung ương
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 01/07/2025 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có mấy quận?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được đổi tên như thế nào từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, diện tích của Thành phố Huế là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam từ 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
08 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì? Có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thành phố trực thuộc trung ương
Thư Viện Pháp Luật
573 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thành phố trực thuộc trung ương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thành phố trực thuộc trung ương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào