Đối tượng kiểm tra an ninh mạng theo Luật An ninh mạng 2018
Theo quy định tại Điều 24 Luật An ninh mạng 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì Đối tượng kiểm tra an ninh mạng bao gồm các đối tượng sau:
- Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin;
- Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin;
- Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật.
Pháp luật quy định chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
Trước thời điểm tiến hành kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin ít nhất là 12 giờ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo kết quả kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin trong trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; hướng dẫn hoặc tham gia khắc phục khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết 2025 là bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 nghỉ vào thứ mấy?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm cá nhân cuối năm đối với đảng viên mới nhất 2024?
- Lịch âm 2025 - lịch vạn niên 2025: Xem đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2025?
- Văn bản quy phạm pháp luật nào do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành?
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm những hồ sơ nào?