Hoạt động thu thập thông tin hải quan, thu thập mẫu vật phục vụ công tác nghiệp vụ cơ bản, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan
Hoạt động thu thập thông tin hải quan, thu thập mẫu vật phục vụ công tác nghiệp vụ cơ bản, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan được quy định tại Điều 6 Quy định về hoạt động nghiệp vụ kiểm soát Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1843/QĐ-TCHQ năm 2011 như sau:
1. Các đơn vị kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các đơn vị kiểm soát hải quan thuộc Chi cục Hải quan, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu tại các địa bàn được phân công, chủ động thực hiện:
1.1. Thu thập thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra.
1.2. Thu thập thông tin, tài liệu, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát nội tuyến, trinh sát kỹ thuật phục vụ công tác đấu tranh chuyên án, điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
1.3. Cán bộ kiểm soát hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc tại điểm 1.1 và 1.2 chủ động tiến hành hoạt động nghiệp vụ. Quá trình thực hiện không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hành khách, phương tiện vận tải.
1.4. Các đơn vị hải quan, cán bộ, công chức hải quan quản lý địa bàn có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ kiểm soát hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị, cán bộ kiểm soát hải quan thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm 1.1 và 1.2.
2. Việc trực tiếp thu thập thông tin, thu thập mẫu vật phục vụ công tác đấu tranh chuyên án, điều tra, xử lý vi phạm, tại đơn vị trong Ngành thực hiện như sau:
2.1. Gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc cử cán bộ mang giấy giới thiệu (do lãnh đạo cấp Cục hoặc Chi cục, Đội Kiểm soát, Hải đội ký) trực tiếp làm việc với đơn vị cùng cấp có thông tin cần thu thập. Trường hợp cần thiết thì thông báo Cục Hải quan tỉnh, thành phố để chỉ đạo, phù hợp.
2.2. Nội dung văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc nội dung làm việc của cán bộ trực tiếp đi thu thập phải nêu rõ đơn vị được yêu cầu; thông tin, tài liệu cần thu thập; số điện thoại, số fax, đơn vị, tên cán bộ nhận thông tin tài liệu và thời gian yêu cầu cung cấp.
3. Lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm phân công cán bộ tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin; tạo điều kiện cho đơn vị yêu cầu được sử dụng thiết bị, phương tiện cần thiết để tác nghiệp, truy cập cơ sở dữ liệu điện tử chung của Ngành.
4. Thời hạn cung cấp thông tin:
4.1. Đối với các thông tin sẵn có trong cơ sở dữ liệu, hồ sơ lưu trữ thì cung cấp trong thời gian nhanh nhất (không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu). Trường hợp có khó khăn khách quan không thể cung cấp ngay được phải thông báo bằng văn bản và hẹn thời gian cung cấp cho đơn vị yêu cầu.
4.2. Đối với các thông tin cần có quá trình thu thập, phân tích, xử lý thì do 2 bên thống nhất, nhưng không chậm quá 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được yêu cầu).
5. Đơn vị tiếp nhận thông tin, tài liệu có trách nhiệm giữ bí mật, quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định.
Trên đây là nội dung quy định về hoạt động thu thập thông tin hải quan, thu thập mẫu vật phục vụ công tác nghiệp vụ cơ bản, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1843/QĐ-TCHQ năm 2011.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?