Phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn của hải quan các cấp trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan
Phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn của hải quan các cấp trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan được quy định tại Điều 4 Quy định về hoạt động nghiệp vụ kiểm soát Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1843/QĐ-TCHQ năm 2011 như sau:
1. Cục Điều tra chống buôn lậu
Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 1016/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 và Quyết định số 2055/QĐ-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính; Tham mưu cho Tổng cục trưởng quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác nghiệp vụ kiểm soát hải quan, tập trung vào các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1.1. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan tại các địa bàn trên toàn quốc và nước ngoài theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; điều tra nghiên cứu nắm tình hình; tuần tra kiểm soát; cơ sở bí mật; sưu tra; tổ chức đấu tranh chuyên án; trinh sát nội tuyến, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật; thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan.
- Tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền quy định tại Bộ Luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phục vụ cho việc xác minh, làm rõ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật hải quan.
1.2. Chủ trì đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ, điều tra, xử lý theo quy định tại điểm 1.1, khoản 1, Điều 7 của Quyết định này.
1.3. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục phê duyệt hoặc trực tiếp phê duyệt (khi được ủy quyền) các kế hoạch công tác kiểm soát hải quan của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1.4. Chỉ đạo, phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan.
Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong quá trình tổ chức đấu tranh chuyên án, điều tra, xác minh theo kế hoạch đã được phê duyệt.
1.5. Yêu cầu các đơn vị hải quan các cấp bố trí lực lượng, trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác đấu tranh chuyên án, thực hiện kế hoạch điều tra, bắt giữ đã được phê duyệt.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010; Quyết định số 2053/QĐ-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 1167, 1168, 1170/QĐ-TCHQ ngày 09/06/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác kiểm soát hải quan tập trung vào những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
2.1. Đơn vị kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
a) Tham mưu cho Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch công tác kiểm soát hải quan, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan đối với các Chi cục Hải quan và đơn vị thuộc Cục.
b) Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan tại địa bàn Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý.
c) Chủ trì đấu tranh ngăn chặn, bắt giữ, điều tra, xử lý theo quy định tại điểm 1.2, khoản 1, Điều 7 của Quyết định này;
d) Yêu cầu các Chi cục Hải quan và các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố cung cấp thông tin, tài liệu, bố trí lực lượng, trang thiết bị phương tiện để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; phối hợp kiểm tra, phát hiện, bắt giữ đối tượng buôn lậu, hàng hóa vi phạm.
đ) Chấp hành chỉ đạo nghiệp vụ và yêu cầu của Cục Điều tra chống buôn lậu lập trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
2.2. Đơn vị kiểm soát hải quan thuộc Chi cục Hải quan:
a) Tham mưu cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan để chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan; quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với những lô hàng có dấu hiệu vi phạm.
b) Yêu cầu các đơn vị thuộc Chi cục cung cấp thông tin, tài liệu, bố trí lực lượng, trang thiết bị phương tiện để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan.
c) Chủ trì đấu tranh ngăn chặn, bắt giữ, điều tra, xử lý theo quy định tại điểm 1.3, khoản 1, Điều 7 của Quyết định này; phối hợp điều tra, xác minh, kiểm tra, phát hiện, bắt giữ đối tượng buôn lậu, hàng hóa vi phạm.
d) Chấp hành sự chỉ đạo nghiệp vụ, thực hiện yêu cầu của Đơn vị kiểm tra hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Trên đây là nội dung quy định về việc phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn của hải quan các cấp trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1843/QĐ-TCHQ năm 2011.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Tải Phụ lục Nghị định 15 2021 file word cập nhật mới nhất 2024?
- Ủy ban nhân dân có viết hoa không? Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện như thế nào?
- Dịch vụ công tác xã hội cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển gồm những dịch vụ nào?
- Công chức có được là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân khi làm việc trên cùng địa bàn hoạt động của quỹ TDND không?