Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức kỹ thuật dựng phim hạng III

Tôi là Minh Hưng hiện hiện muốn thi viên chức kỹ thuật dựng phim hạng III. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức kỹ thuật dựng phim hạng III gồm những gì? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Minh Thuận - minhthuan****gmail.com

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức kỹ thuật dựng phim hạng III được quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT về quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, theo đó: 

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về tổ chức, hoạt động của ngành, đơn vị, địa phương cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

c) Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);

d) Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ thuật dựng phim hạng III lên chức danh kỹ thuật dựng phim hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh kỹ thuật dựng phim hạng III và chức danh tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm (từ đủ 108 tháng), trong đó có ít nhất 03 (ba) năm (từ đủ 36 tháng) giữ chức danh kỹ thuật dựng phim hạng III.

Trên đây là tư vấn về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức kỹ thuật dựng phim hạng III. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 46/2017/TT-BTTTT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Đào tạo bồi dưỡng viên chức
Hỏi đáp mới nhất về Đào tạo bồi dưỡng viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức y tế công cộng hạng 2 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức y tế công cộng cao cấp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu của viên chức chuyên ngành thư viện?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của viên chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Quyền lợi của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện để viên chức được cử ra nước ngoài bồi dưỡng là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng chương trình bồi dưỡng cho viên chức
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đào tạo bồi dưỡng viên chức
Thư Viện Pháp Luật
119 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đào tạo bồi dưỡng viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào