Thời hạn sử dụng Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Theo quy định hiện hành thì Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
- Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình.
- Kiểm định xây dựng.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (có hiệu lực thi hành từ 15/9/2018) thì chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.
Do đó, bạn vui lòng kiểm tra lại thông tin trên chứng chỉ để biết thời hạn sử dụng cụ thể.
Trên đây là nội dung tư vấn về các lĩnh vực hoạt động xây dựng bắt buộc tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?