Các biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng
Theo quy định tại Điều 21 Luật an ninh mạng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì Các biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được quy định cụ thể như sau:
Biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm:
- Triển khai ngay phương án phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp về an ninh mạng, ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm nhẹ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
- Thông báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thu thập thông tin liên quan; theo dõi, giám sát liên tục đối với tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
- Phân tích, đánh giá thông tin, dự báo khả năng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
- Ngừng cung cấp thông tin mạng tại khu vực cụ thể hoặc ngắt cổng kết nối mạng quốc tế;
- Bố trí lực lượng, phương tiện ngăn chặn, loại bỏ tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
- Biện pháp khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
Trên đây là nội dung tư vấn về Các biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật An ninh mạng 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?