Quy trình thẩm định cho vay lại vốn ODA

Tôi hiện đang công tác trong lĩnh vực tài chính. Theo như tôi biết thì có việc cho vay lại vốn ODA, vay vốn ưu đãi nước ngoài. Tôi có một số thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi quy trình thẩm định cho vay lại vốn ODA được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Thiên Trang - Đồng Nai

Quy trình thẩm định cho vay lại vốn ODA được quy định tại Điều 26 Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, theo đó: 

1. Sau khi dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người đại diện có thẩm quyền của bên vay lại gửi cơ quan thẩm định cho vay lại, đồng gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị thẩm định cho vay lại, kèm theo hồ sơ thẩm định theo quy định tại Điều 27 Nghị định này. Người quyết định đầu tư đối với dự án vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài khi phê duyệt dự án đầu tư cần đảm bảo phương án hoàn trả vốn vay có căn cứ và có tính khả thi cao.

2. Trường hợp Bộ Tài chính là cơ quan cho vay lại, trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay lại.

3. Trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho cơ quan cho vay lại, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định cho vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo thẩm định. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định cho vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định cho vay lại.

4. Trường hợp đủ điều kiện vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc cho vay lại; trường hợp không đủ điều kiện vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ không ký kết khoản vay nước ngoài.

5. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cho vay lại, Bộ Tài chính thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

6. Cơ quan thẩm định cho vay lại chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cho vay lại. Bên vay lại chịu trách nhiệm về tài liệu, số liệu báo cáo, cung cấp trong hồ sơ thẩm định.

Trên đây là tư vấn về quy trình thẩm định cho vay lại vốn ODA. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 97/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
203 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào