Xây dựng hạn mức cho vay lại vốn ODA 05 năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp
Xây dựng hạn mức cho vay lại vốn ODA 05 năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, theo đó:
Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:
Trước ngày 30/6 năm thứ năm của kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, để đăng ký kế hoạch vay lại cho 05 năm tiếp theo, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Bên vay lại) gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:
a) Đánh giá tình hình thực hiện, tình hình giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, dự kiến tổng số giải ngân trong giai đoạn 05 năm hiện tại;
b) Đăng ký nhu cầu giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, nhu cầu vay mới để cho vay lại giai đoạn 05 năm tiếp theo; kèm theo đánh giá sơ bộ về khả năng bố trí nguồn trả nợ;
c) Ý kiến của cơ quan chủ quản về đăng ký nhu cầu giải ngân của các chủ dự án đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên đây là tư vấn về xây dựng hạn mức cho vay lại vốn ODA 05 năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 97/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?