Mức đóng BHYT học sinh và nội dung sử dụng Quỹ BHYT học sinh
Mức đóng BHYT học sinh và nội dung sử dụng Quỹ BHYT học sinh được quy định tại Mục IV Thông tư liên tịch 40/1998/TTLT-BGDĐT-BYT hướng dẫn bảo hiểm y tế học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế ban hành như sau:
1. Khung mức phí đóng BHYT được xác định theo cấp học như sau:
- Học sinh tiểu học, Học sinh trung học cơ sở: |
- Từ 15.000 đồng - 25.000 đồng/1 học sinh/1 năm. |
- Học sinh trung học phổ thông, học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. |
-Từ 30.000 đồng - 40.000 đồng/1 học sinh/1 năm. |
Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức đóng cụ thể trên cơ sở khung mức phí quy định ở trên, đảm bảo nguyên tắc thu đủ, chi đủ, an toàn quỹ và phát triển sự nghiệp BHYT.
2. Phí bảo hiểm y tế: được thu nộp vào 1 hoặc 2 lần trong một năm (12 tháng) tại các thời điểm thích hợp theo quy định của địa phương.
Đối với học sinh tiểu học và THCS, việc nộp BHYT học sinh do phụ huynh học sinh nộp cho tổ chức thu BHYT của nhà trường.
Đối với học sinh, sinh viên trường PTTH, đại học, cao đẳng, THCN-DN do học sinh, sinh viên tự nộp cho tổ chức thu BHYT của nhà trường.
3. Quỹ BHYT học sinh được hình thành tại cơ quan BHYT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và được phân phối, sử dụng như sau:
a. 65% số thu BHYT để tại quỹ bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được sử dụng như sau:
- 60% chi cho khám, chữa bệnh và chi trợ cấp mai táng phí 1.000.000 đồng/1 trường hợp.
- 4% chi cho quản lý của cơ quan BHYT tỉnh, thành phố.
- 1% nộp về BHYT Việt Nam. Trong đó:
+ 0,8% để lập quỹ dự phòng.
+ 0,2% chi cho quản lý của cơ quan BHYT Việt Nam.
b. 35% số thu BHYT để Nhà trường quản lý và sử dụng theo các nội dung sau:
- 30%: chi trả phụ cấp cho cán bộ y tế trường học, chi mua thuốc, dụng cụ y tế thông thường để sơ cứu và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh tại y tế trường học.
- 5%: chi cho các cá nhân, đơn vị tham gia tuyên truyền và tổ chức thực hiện cho công tác thu nộp BHYT (bao gồm cả cơ quan giáo dục - đào tạo cấp quận, huyện, thị trấn và tương đương).
Nhà trường có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán phần kinh phí này với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên như một khoản chi phí của Ngân sách nhà nước. Sau khi quyết toán được phê duyệt gửi 1 bản về cơ quan BHYT nơi phát hành thẻ.
c. Quỹ khám, chữa bệnh BHYT học sinh được hạch toán riêng, sau một năm hoạt động nếu có kết dư được trích 80% vào quỹ dự phòng, 20% mua BHYT cho các học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn.
Trong trường hợp thu không đủ chi và đã sử dụng hết quỹ dự phòng, cơ quan BHYT báo cáo liên Sở Giáo dục - Đào tạo, Y tế và Tài chính để thẩm tra, kết luận, sau đó trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét giải quyết, không để xảy ra tình trạng mất khả năng chi trả của quỹ BHYT học sinh, đồng thời có kế hoạch xin điều chỉnh mức đóng BHYT học sinh để đảm bảo an toàn quỹ.
Trên đây là nội dung quy định về mức đóng BHYT học sinh và nội dung sử dụng Quỹ BHYT học sinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 40/1998/TTLT-BGDĐT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo là gì? Yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa đối với đội ngũ giảng viên như thế nào?
- Công ty trả lương cho người lao động theo phân biệt giới tính bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?
- Điều lệ trường mầm non mới nhất cập nhật năm 2024?