Tiêu chuẩn ngạch chuyên viên kế toán
Tiêu chuẩn ngạch chuyên viên kế toán được quy định tại Mục I Tiêu chuẩn nghiệp vụ nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 98/2000/QĐ-BTC như sau:
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước về công tác kế tián, giúp lãnh đạo đơn vị cấu thành (phòng, ban, Sở, Vụ, Cục) chỉ đạo, quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề trong hệ thống nghiệp vụ kế toán.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Giúp lãnh đạo hướng dẫn hoặc phối hợp với các đơn vị, ngành hướng dẫn thực hiện các chế độ kế toán và kiểm toán cho phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực. Tham gia nghiên cứu chế độ chính sách kế toán, kiểm toán.
- Tham gia xây dựng các phương án, các kế hoạch, các quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý hệ thống kế toán.
- Tham gia với các đơn vị, Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành các chính sách, chế độ tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công việc được giao. Soạn thảo các văn bản về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán để thực hiện công việc được giao.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao các kế hoạch đã đề ra.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy trình về kế toán và kiểm toán ở đơn vị theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
- Giúp lãnh đạo thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động về tư vấn kế toán và kiểm toán trên lãnh thổ Việt Nam.
- Chủ động tổ chức, phối hợp với công chức, đơn vị có liên quan và hướng dẫn giúp đỡ các công chức cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với các công việc liên đới.
- Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các chế độ kế toán và công tác kiểm toán.
- Tổ chức tập hợp tình hình quản lý, tiến hành phân tích tổng hợp và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của công chức quản lý nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán tài chính.
2. Hiểu biết:
- Nắm được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm chắc phương hướng, chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lính vực nghiệp vụ kế toán.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế toán.
- Nắm vững chính sách chế độ kế toán Nhà nước, chế độ kế toán ngành, lĩnh vực công tác, các hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong các đơn vị.
- Soạn thảo được các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện trong phạm vi đơn vị theo lĩnh vực được giao.
- Nắm chắc quy trình công việc kế toán của các phần hành kế toán và mô hình tổ chức bộ máy kế toán của các loại hình sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp.
- Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý.
- Nắm được xu thế phát triển công tác kế toán tài chính trong nước và thế giới.
- Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, phương pháp kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp tốt với các yếu tố liên quan để triển khai công việc có hiệu quả cao, có trình độ độc lập tổ chức làm việc.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán (đã qua thời gian tập sự).
- Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính quốc gia.
- Biết một ngoại ngữ, trình độ A.
- Biết sử dụng thành thạo máy vi tính.
Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn ngạch chuyên viên kế toán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 98/2000/QĐ-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?