Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định như thế nào?
Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định tại Điều 20 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) với nội dung như sau:
- Chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.
- Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất.
- Nguyên tắc chuẩn hóa địa danh bao gồm:
+ Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;
+ Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;
+ Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh bao gồm:
+ Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;
+ Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.
- Địa danh đã được chuẩn hóa phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu, cập nhật và công bố để sử dụng.
Trên đây là nội dung trả lời về yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Đo đạc và bản đồ 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?