-
Danh sách Bộ
-
Bộ Tài chính
-
Thứ trưởng bộ tài chính
-
Cơ cấu tổ chức bộ tài chính
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính
-
Vị trí và chức năng Bộ Tài chính
-
Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Tài chính
-
Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Bộ Công Thương
-
Bộ Quốc phòng
-
Bộ Tư pháp
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-
Bộ Công an
-
Bộ Giao thông vận tải
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Bộ Ngoại giao
-
Bộ nội vụ
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Bộ Khoa học và Công nghệ
-
Bộ Xây dựng
-
Bộ Y tế
-
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường
-
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Xác định hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính
Việc xác định hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính được quy định tại Điều 2 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
1. Việc xác định hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
a) Tham ô tài sản.
b) Nhận hối lộ.
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
l) Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Việc xác định hành vi tham nhũng từ điểm a đến điểm g khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999; xác định hành vi tham nhũng từ điểm h đến điểm m khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.
Trên đây là nội dung quy định về việc xác định hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành từ những nguồn nào? Điều kiện mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập?
- Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty hợp danh thuộc về ai? Công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khi đáp ứng điều kiện gì?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp có những thành phần gì?
- Thời hạn định giá tài sản khi thi hành quyết định tuyên bố phá sản là bao lâu? Quản tài viên không tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư nuôi tôm có được Nhà nước cho thuê đất thu tiền sử dụng đất một lần không?