Quy định về chất thải nguy hại
1. Về việc lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 25 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại có ghi rõ về việc lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH không bắt buộc đối với các chủ nguồn thải không tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ thuộc trường hợp sau:
a) Các chủ nguồn thải CTNH có thời gian hoạt động dưới 01 (một) năm;
b) Các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 120 (một trăm hai mươi) kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 (sáu trăm) kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác, trừ trường hợp CTNH thuộc danh sách các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thì không được miễn áp dụng trách nhiệm này.
Vì vậy, theo dự báo lượng CTNH phát sinh tại Công ty khoảng 72 kg/năm, Công ty không thuộc đối tượng bắt buộc phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
2. Về việc xử lý chất thải nguy hại
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại:
- Trường hợp không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép quản lý CTNH có địa bàn hoạt động và danh sách CTNH được phép quản lý phù hợp.
- Theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý CTNH căn cứ vào nội dung hợp đồng và chứng từ CTNH; lập sổ giao nhận CTNH để theo dõi loại, số lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị tiếp nhận và xử lý CTNH của mình. Trường hợp cần thiết, chủ nguồn thải CTNH cử cán bộ trực tiếp tham gia giám sát quá trình vận chuyển, xử lý CTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH.
Sau thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày chuyển giao CTNH, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ CTNH mà không có ký do hợp ký bằng văn bản từ phía tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì chủ nguồn thải CTNH phải có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc hoặc báo cáo với cơ quan quản lý CTNH để có biện pháp kiểm tra, xử lý.
Vì vậy, để xử lý chất thải nguy hại, Công ty cần liên hệ và ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép quản lý CTNH có địa bàn hoạt động và danh sách CTNH được phép quản lý phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?