Quy định về phòng khám thai
Phòng khám thai được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
1.1. Tiêu chuẩn.
- Phòng có chức năng khám thai và quản lý thai nghén.
- Cơ sở không đủ điều kiện bố trí phòng riêng thì:
+ Khám thai: có thể làm ở phòng khám chung, trên một giường cá nhân.
+ Quản lý thai nghén: có thể ở phòng truyền thông.
1.2. Trang bị.
- Để khám thai: bộ khám thai, xem bài “Trang thiết bị thiết yếu cho tuyến xã”
- Để quản lý thai nghén:
+ Phiếu thăm thai.
+ Sổ khám thai.
+ Bảng theo dõi và quản lý thai nghén.
+ Hộp phiếu hẹn.
Theo đó, bộ khám thai bao gồm những dụng cụ sau:
- Đồng hồ có kim giây (để bắt mạch nghe tim thai).
- Cân (người lớn) có thước đo chiều cao cơ thể.
- Huyết áp kế. Ống nghe tim phổi.
- Ống nghe tim thai.
- Test thử thai.
- Phương tiện thử protein niệu (que thử hoặc ống nghiệm, đèn cồn, máy xét nghiệm nước tiểu - nếu có điều kiện).
- Phương tiện định lượng huyết sắc tố, hematocrit, test thử HIV, viêm gan B và giang mai nếu có điều kiện.
- Thước dây (đo chiều cao tử cung, vòng bụng).
Trên đây là nội dung quy định về phòng khám thai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?