Truyền máu trong sản phụ khoa
Truyền máu trong sản phụ khoa được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
2.1. Quy định.
- Từ bệnh viện huyện trở lên.
- Có bác sĩ chỉ định.
2.2. Chỉ định.
- Mất máu nhiều trong sản phụ khoa ảnh hưởng đến huyết động.
- Thiếu máu nặng, đặc biệt có thai trong 3 tháng cuối (nên truyền hồng cầu lắng nếu có).
2.3. Nguyên tắc cơ bản của truyền máu.
- Nguyên tắc quan trọng nhất là chỉ truyền máu và sản phẩm máu cho người bệnh khi mất máu nhiều để nhanh chóng bồi phụ lượng máu đã mất.
- Truyền máu cùng nhóm, truyền máu theo đúng hướng dẫn chung của quốc gia.
- Cố gắng chỉ truyền những thành phần mà người bệnh cần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu....) nếu có.
- Nơi nào có ngân hàng máu thì sử dụng máu của ngân hàng. Nơi nào không có ngân hàng máu thì phải tuân thủ nguyên tắc sàng lọc máu theo quy định của quốc gia như sau:
+ Tất cả các nguồn máu cho phải sàng lọc:
• HIV-1, HIV-2,
• Viêm gan B, viêm gan C,
• Giang mai, sốt rét.
- Đối với cán bộ y tế:
+ Chỉ truyền máu khi cần thiết để điều trị.
+ Phải hiểu biết những nguy cơ do truyền máu có thể xảy ra.
+ Phải theo dõi truyền máu để phát hiện sớm những phản ứng có thể xảy ra.
2.4. Nguy cơ của truyền máu.
Trước khi chỉ định truyền máu hoặc sản phẩm máu cho người phụ nữ, phải cân nhắc kỹ nguy cơ có thể xảy ra:
- Nguy cơ trước mắt: choáng, rét run, nổi mẩn, phù phổi cấp…
- Nguy cơ lâu dài: có thể làm lây truyền các tác nhân gây bệnh như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cho người nhận máu.
2. 5. Quy trình truyền máu.
2.5.1. Chuẩn bị.
- Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Xác định lượng máu cần phải bù. Kiểm tra hạn sử dụng của máu.
- Thử phản ứng chéo tại giường.
- Ấn định lưu lượng truyền (số giọt truyền mỗi phút).
2.5.2. Theo dõi.
- Trong khi truyền: theo dõi toàn trạng chặt chẽ, theo dõi biến đổi màu da và thân nhiệt, đo huyết áp và mạch 15 phút/lần.
- Sau khi truyền xong: theo dõi ít nhất 2 giờ.
- Ghi lại thời gian bắt đầu truyền, thời gian hoàn tất việc truyền, thể tích máu đã truyền và các dịch truyền thay thế khác.
2.5.3. Những phản ứng có thể xảy ra khi truyền máu và xử lý.
Khi truyền máu, nếu có phản ứng như đỏ da, ngứa hoặc choáng phản vệ, phải ngừng truyền ngay, giữ tĩnh mạch bằng cách truyền dịch như dung dịch nước muối đẳng trương hoặc Ringer lactat đồng thời tìm người hỗ trợ.
- Nếu phản ứng nhẹ: promethazin 10 mg (uống).
- Nếu sốc phản vệ:
+ Đặt người bệnh đầu thấp, thở oxygen, hút đờm rãi…
+ Adrenalin pha loãng 1% (0,1 ml trong 10 ml dung dịch nước muối đẳng trương hoặc Ringer lactat) tiêm tĩnh mạch chậm.
+ Promethazin 10 mg (tiêm tĩnh mạch).
+ Depersolon 30-90 mg (1-3 ống) hoặc hydrocortison 100 mg x 5 lọ tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền nhỏ giọt. Tiêm nhắc lại khi có chỉ định.
- Nếu có khó thở do co thắt phế quản: cho aminophylin 250 mg pha trong 10 ml nước muối đẳng trương hoặc Ringer lactat tiêm tĩnh mạch chậm.
- Theo dõi chức năng tim, thận, phổi.
- Chuyển ngay lên tuyến trên khi cần thiết.
- Kiểm tra lại mẫu máu ngay sau khi phản ứng xảy ra.
- Nếu nghi ngờ sốc nhiễm khuẩn do đơn vị máu bị nhiễm khuẩn phải ngừng truyền ngay và cấy máu trong chai.
Trên đây là nội dung quy định về truyền máu trong sản phụ khoa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?