Ai sẽ là người giám hộ và trợ giúp đối với người bị hại là người chưa thành niên?

Xin chào Ban biên tập, tôi tên Tú Hiền hiện là sinh viên luật trường Đại học Tôn Đức Thắng. Để đáp ứng nhu cầu về bài báo cáo tôi có tìm hiểu về việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên. Tuy nhiên khả năng kiến thức của tôi có hạn do đó, cần đến sự hỗ trợ từ Ban biên tập, để giúp tôi hoàn thiện tốt hơn kiến thức của mình. Cụ thể: Ai sẽ là người giám hộ và trợ giúp đối với người bị hại là người chưa thành niên? Có văn bản nào quy định vấn đề này không? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH hướng dẫn quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành, giám hộ và trợ giúp đối với người bị hại là người chưa thành niên được quy định như sau:

1. Khi xác định được người bị hại là người chưa thành niên thì cơ quan tiến hành tố tụng cần thông báo ngay cho cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên để họ có thể gặp gỡ và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng.

2. Ngoài các cá nhân tham gia tố tụng với tư cách là người giám hộ, người đại diện hợp pháp, cơ quan tiến hành tố tụng có thể đề nghị đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên ở nơi tiến hành tố tụng hoặc cán bộ hỗ trợ khác trợ giúp cho người bị hại là người chưa thành niên, đặc biệt là những người không có gia đình, lang thang cơ nhỡ, trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em bị buôn bán, đánh tráo, chiếm đoạt khi họ hoặc gia đình họ có yêu cầu hỗ trợ về chỗ ở, tham vấn, chăm sóc y tế, sức khỏe, trợ giúp về mặt pháp lý, tâm lý trong quá trình tố tụng hoặc khi xét thấy cần thiết.

Đối với người bị hại là trẻ em không nơi nương tựa, cơ quan tiến hành tố tụng phải đề nghị Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp pháp lý cho họ. Cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thể đề nghị Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp pháp lý cho người bị hại là người chưa thành niên khác.

3. Khi cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị cử cán bộ tham gia tố tụng để hỗ trợ cho người bị hại là người chưa thành niên, cơ quan hoặc tổ chức được đề nghị cần cử ngay cán bộ và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng biết để tạo điều kiện cho cán bộ hỗ trợ tiếp xúc, gặp gỡ người bị hại là người chưa thành niên.

4. Cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp và cán bộ hỗ trợ đã nhận trách nhiệm trợ giúp cho người bị hại là người chưa thành niên có thể tham gia trong các giai đoạn tố tụng của vụ án.

5. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải:

a) Đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết về quá trình tố tụng cho người bị hại là người chưa thành niên cũng như cho cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp, cán bộ hỗ trợ của họ;

b) Đảm bảo sự có mặt của cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp, cán bộ hỗ trợ để họ có thể hỗ trợ, động viên người bị hại là người chưa thành niên trong suốt quá trình tố tụng;

c) Đảm bảo người bị hại là người chưa thành niên, nhất là trẻ em nhận được sự trợ giúp chuyên môn về mặt y tế, sức khỏe, pháp lý, tâm lý phù hợp khi họ cần.

Trên đây là nội dung tư vấn về Giám hộ và trợ giúp đối với người bị hại là người chưa thành niên. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Người giám hộ
Hỏi đáp mới nhất về Người giám hộ
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám hộ có thể là người đại diện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một người có được nhiều người giám hộ không? Ai là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không biết chữ thì có được làm người giám hộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để bóc lột sức lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Con là người giám hộ cho cha mẹ được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ? Người giám hộ có những quyền nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người giám hộ đương nhiên của cha mẹ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người giám hộ
Thư Viện Pháp Luật
293 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người giám hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người giám hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào