Thừa phát lại vi phạm hành chính sẽ bị xử lý như thế nào?
Thừa phát lại vi phạm hành chính sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Ngoài hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 của Điều này, Thừa phát lại có thể còn bị xử lý bằng hình thức sau:
a) Miễn nhiệm và thu hồi thẻ Thừa phát lại, trừ trường hợp việc xử lý vi phạm hành chính đã bao gồm hình thức xử lý này.
b) Truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử lý vi phạm:
a) Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,
b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử lý vi phạm bằng hình thức miễn nhiệm và thu hồi thẻ Thừa phát lại.
c) Việc xử lý về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc xử lý khi Thừa phát lại vi phạm hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 5 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? 5 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?