Thừa phát lại được làm những công việc nào?
Thừa phát lại được làm những công việc quy định tại Điều 3 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Trên đây là nội dung câu trả lời về những công việc mà thừa phát lại được làm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tạiNghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện theo các bước như thế nào?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2024/BGTVT: Quy định kỹ thuật của gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy?
- Tòa án nhân dân 10 tỉnh vào diện thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao?