Quy trình kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm như thế nào?
Quy trình kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm?
Quy trình này được quy định tại Quyết định 826-QĐ/UBKTTW năm 2008 về Quy trình tiến hành công tác kiểm tra và kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền do ủy ban kiểm tra Trung ương ban hành như sau:
I. BƯỚC CHUẨN BỊ
1- Lãnh đạo vụ báo cáo thành viên Uỷ ban phụ trách, đề xuất với Thường trực Uỷ ban về đảng viên cần kiểm tra, nội dung, kế hoạch, dự kiến đoàn kiểm tra.
2- Thành viên Uỷ ban hoặc vụ trưởng trao đổi với đại diện tổ chức đảng có liên quan về đảng viên cần kiểm tra và nội dung kiểm tra.
3- Thành viên Uỷ ban hoặc vụ trưởng báo cáo Thường trực Uỷ ban kết quả trao đổi với đại diện tổ chức đảng có liên quan để xem xét, ký quyết định kiểm tra và các văn bản kèm theo (kế hoạch, đoàn kiểm tra, nội dung gợi ý để đảng viên được kiểm tra báo cáo giải trình).
4- Đoàn kiểm tra xây dựng lịch trình kiểm tra và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
II- BƯỚC TIẾN HÀNH
1- Thành viên Uỷ ban và đoàn kiểm tra làm việc với đại diện tổ chức đảng có liên quan và đảng viên được kiểm tra để thông báo quyết định, kế hoạch, đoàn kiểm tra; thống nhất lịch trình tiến hành; yêu cầu đảng viên được kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình các nội dung kiểm tra, yêu cầu cung cấp tài liệu, phối hợp kiểm tra.
2- Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh:
- Thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan, nhận bản giải trình, nghiên cứu tài liệu và các văn bản.
- Nếu cần bổ sung nội dung kiểm tra hoặc giám định kỹ thuật, chuyên môn thì trưởng đoàn báo cáo thành viên Ủy ban phụ trách trình Thường trực Uỷ ban xem xét, quyết định.
- Thành viên Uỷ ban, đoàn kiểm tra gặp đảng viên được kiểm tra trao đổi những nội dung cần bổ sung, làm rõ; nếu thấy sai phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì báo cáo Thường trực Ủy ban cho kết hợp làm quy trình xem xét, xử lý kỷ luật.
3- Tổ chức hội nghị các tổ chức đảng có liên quan:
- Nội dung: Nghe đảng viên được kiểm tra báo cáo giải trình hoặc tự kiểm điểm; đoàn kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản; hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến, nhận xét và đề nghị; bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nêu có).
- Thành phần:
+ Ở hội nghị chi bộ: đại diện cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên có liên quan hoặc đại diện Ban Thường vụ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham dự (nếu đảng viên là cán bộ đoàn).
+ Ở hội nghị cấp uỷ, tổ chức đảng mà đảng viên được kiểm tra là thành viên: đại diện cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên dự.
+ Ở hội nghị ban thường vụ cấp uỷ, cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương hoặc Ban Thường vụ Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: đại diện Uỷ ban Kiểm tra Trung ương dự.
Tuỳ nội dung, đối tượng được kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo thành viên Ủy ban phụ trách để quyết định các cuộc họp cần thiết.
4- Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ; chuẩn bị báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi với đảng viên được kiểm tra và đại diện tổ chức đảng có liên quan về kết quả kiểm tra.
5- Đoàn kiểm tra trao đổi với lãnh đạo vụ, hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; gửi báo cáo lên Thường trực Uỷ ban. Trường hợp có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đại diện Uỷ ban gặp để nghe đảng viên được kiểm tra trình bày ý kiến trước khi trình Uỷ ban xem xét, quyết định.
III- BƯỚC KẾT THÚC
1- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kết luận:
- Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ những ý kiến của đảng viên được kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan không đồng ý hoặc khác với đoàn kiểm tra.
- Uỷ ban thảo luận và kết luận nội dung đã kiểm tra (có hoặc không có vi phạm); yêu cầu tổ chức đảng có liên quan về những vấn đề cần tiếp tục giải quyết; quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định thi hành kỷ luật đối với đảng viên được kiểm tra có vi phạm.
2- Thành viên Uỷ ban và đại diện đoàn, kiểm tra trao đổi với đảng viên được kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan về kết luận, quyết định của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để đảng viên được kiểm tra trình bày ý kiến (nếu tổ chức đảng có liên quan thấy cần trình bày thêm thì có văn bản); báo cáo Thường trực Uỷ ban xem xét, giải quyết.
3- Đoàn kiểm tra và lãnh đạo vụ phối hợp với Vụ Tổng hợp hoàn chỉnh thông báo quyết định kỷ luật hoặc báo cáo cấp trên thi hành kỷ luật và những yêu cầu khác (nếu có), báo cáo đồng chí thành viên Uỷ ban phụ trách cho ý kiến để hoàn chỉnh văn bản trình Thường trực Uỷ ban ký ban hành.
4- Đại diện Ủy ban thông báo kết quả kiểm tra, những yêu cầu, kiến nghị và công bố quyết định kỷ luật (nếu có) đến đảng viên được kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan.
5- Đoàn kiểm tra và vụ họp rút kinh nghiệm cuộc kiểm tra; lập và lưu trữ hồ sơ. Vụ đôn đốc việc chấp hành kết luận, quyết định của Uỷ ban hoặc của cấp trên.
Trên đây là nội dung quy định về quy trình kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 826-QĐ/UBKTTW năm 2008.
Quy trình kiểm tra tổ chức Đảng có dấu hiệu vi phạm?
Quy trình này được quy định tại Quyết định 826-QĐ/UBKTTW năm 2008 như sau:
I- BƯỚC CHUẨN BỊ
1. Lãnh đạo vụ báo cáo thành viên Uỷ ban phụ trách, đề xuất với Thường trực Uỷ ban về tổ chức đảng và đảng viên của tổ chức đảng cần kiểm tra; nội dung, kế hoạch kiểm tra; dự kiến đoàn kiểm tra.
2- Thành viên Uỷ ban và vụ trưởng trao đổi với đại diện tổ chức đảng được kiểm tra.
3- Thành viên Ủy ban và vụ trưởng báo cáo Thường trực Uỷ ban về kết quả trao đổi với đại diện tổ chức đảng được kiểm tra để xem xét, ký quyết định kiểm tra và các văn bản kèm theo (kế hoạch kiểm tra, đoàn kiểm tra, nội dung gợi ý để tổ chức đảng được kiểm tra báo cáo giải trình).
4- Đoàn kiểm tra xây dựng lịch trình kiểm tra, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
II. BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Thành viên Uỷ ban và đoàn kiểm tra làm việc với đại diện tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra để thông báo quyết định, kế hoạch kiểm tra, đoàn kiểm tra, thống nhất lịch trình tiến hành; gợi ý chuẩn bị báo cáo giải trình các nội dung kiểm tra; yêu cầu cung cấp tài liệu, phối hợp kiểm tra.
2- Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh:
- Thu thập và nghiên cứu tài liệu, văn bản, chứng cứ; gặp các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan; nhận bản giải trình của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra.
- Nếu cần bổ sung đối tượng, nội dung kiểm tra hoặc giám định kỹ thuật, chuyên môn thì trưởng đoàn báo cáo thành viên Ủy ban phụ trách trình Thường trực Uỷ ban xem xét, quyết định.
- Thành viên Uỷ ban và đoàn kiểm tra gặp đại diện tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra trao đổi những vấn đề cần bổ sung, làm rõ; nếu thấy sai phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì báo cáo Thường trực Ủy ban cho kết hợp làm quy trình xem xét, xử lý kỷ luật. Đoàn kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra một số tổ chức đảng trực thuộc tổ chức đảng được kiểm tra để có thêm cơ sở nhận xét, đánh giá.
3- Tổ chức hội nghị:
Nội dung: Nghe tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra báo cáo giải trình; đoàn kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản; hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến, nhận xét và đề nghị; bỏ phiếu đề nghị hoặc tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có)
- Thành phần: Đại diện Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, đoàn kiểm tra, thành viên của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra. Có thể mời đại diện cấp trên hoặc thành phần khác do trưởng đoàn quyết định.
4- Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ; chuẩn bị báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi với đại diện tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra về kết quả kiểm tra.
5- Đoàn kiểm tra trao đổi với lãnh đạo vụ hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra, báo cáo Thường trực Uỷ ban. Trường hợp có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đại diện Uỷ ban gặp để nghe đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên được kiểm tra trình bày ý kiến trước khi trình Uỷ ban xem xét, quyết định.
III. BƯỚC KẾT THÚC
1- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kết luận:
- Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ ý kiến của tổ đảng và đảng viên được kiểm tra không đồng ý hoặc khác với đoàn kiểm tra.
- Uỷ ban thảo luận và kết luận nội dung đã kiểm tra (có hoặc không có vi phạm); yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra về những vấn đề cần tiếp tục giải quyết (nếu có); quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra có vi phạm.
2- Thành viên Uỷ ban và đại diện đoàn kiểm tra trao đổi nội dung kết luận, quyết định của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra trình bày ý kiến; báo cáo Thường trực Uỷ ban xem xét, giải quyết.
3- Đoàn kiểm tra và lãnh đạo vụ phối hợp với Vụ Tổng hợp hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra; quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật và những yêu cầu khác, báo cáo đồng chí thành viên Uỷ ban phụ trách cho ý kiến để hoàn chỉnh văn bản trình Thường trực Uỷ ban ký ban hành.
4- Đại diện Uỷ ban thông báo kết quả kiểm tra, những yêu cầu, kiến nghị và công bố quyết định kỷ luật (nếu có) đến tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra.
5- Đoàn kiểm tra và vụ họp rút kinh nghiệm cuộc kiểm tra; lập và lưu trữ hồ sơ. Vụ đôn đốc việc chấp hành kết luận, quyết định của Uỷ ban hoặc của cấp trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?